Củ tam thất có tác dụng gì? Đây là loại cây thuốc nổi tiếng trong Đông y với rất nhiều khả năng chữa trị bệnh. Cùng tìm hiểu xem những tác dụng hiệu quả của củ tam thất là gì trong bài viết ngay sau đây.
Đặc điểm của củ tam thất và phân bố
Củ tam thất là loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 30 - 50cm. Lá tam thất có dạng hình mác, dài, có lông cứng và răng cưa, thường mọc thành cụm 4, 5 lá với nhau. Cây tam thất được trồng phổ biến ở các nước trong châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, … Phía Bắc của Việt Nam là nơi trồng tam thất với số lượng lớn nhất cả nước.
Củ tam thất có tác dụng cao trong việc phòng và chữa bệnh như: Bảo vệ hệ tim mạch, tăng sức đề kháng, điều hòa khí huyết, ngăn chặn ung thư phát triển, chữa chứng thiếu máu… và còn nhiều tác dụng nữa mà chúng ta chưa khám phá hết được.
Phân loại củ tam thất
Phân loại theo dược tính:
Củ tam thất bắc: Được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, có xuất xứ từ Trung Quốc, nó có vỏ sần sùi, thân củ dài và có hình dạng không cố định. Củ càng lâu năm thì càng to hơn và có màu vàng đậm. Củ có vị đắng, ngâm lâu ngày sẽ trở nên ngọt, có tính nóng nên bổ máu và cầm máu rất tốt. Đây là loại củ được sử dụng chính trong chữa bệnh.
Hình dạng củ tam thất bắc
Củ tam thất nam: Được nuôi trồng ở nước ta bên cạnh với loại tam thất bắc có xuất xứ Trung Quốc. Củ tam thất nam hình dạng giống với khoai tây, kích thước nhỏ, trên củ hay xuất hiện các vết lõm. Củ có màu trắng ngà rất đặc trưng trái ngược với màu vàng của củ tam thất bắc. Tuy vậy về dược tính thì củ có vị cay nóng giống như gừng, ít có công dụng trong chữa bệnh nên giá thành khá rẻ.
Củ tam thất nam
Phân loại theo cách bảo quản:
Củ tam thất tươi: Là loại củ được thu hoạch tự nhiên và được bảo quản để sử dụng làm thuốc trực tiếp mà không qua nhiều công đoạn sấy khô. Củ tam thất tươi sẽ giữ lại đầy đủ các đặc tính và chất bổ dưỡng, từ đó tăng hiệu quả chữa bệnh.
Củ tam thất khô: Là củ đã được thu hoạch và mang đi phơi khô để có thể bảo quản trong thời gian dài khi không sử dụng. Củ tam thất khô tuy không giữ được đầy đủ các chất như củ tam thất tươi. Thế nhưng nó vẫn có hiệu quả chữa bệnh và sử dụng được lâu hơn.
Củ tam thất có tác dụng gì với sức khỏe?
Hãy cùng tìm hiểu 10 tác dụng của củ tam thất dưới đây để biết thêm về một loại củ có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể
Chất saponin là hoạt chất chính và quan trọng nhất trong củ tam thất. Hàm lượng saponin sẽ quyết định tới chất lượng của củ tam thất đó mang lại. Thường thì loại thấp sẽ có tỷ lệ saponin khoảng 2%, còn loại cao lên đến 10%.
- Chất Dencichin 0,9% có khả năng cầm máu rất tốt
- Các loại acid hữu cơ như Octanoic, Acetic, Nonanoic,...
- Các Flavonoid
- Các loại acid amin tốt cho cơ thể như: Glutamic, Lysin, Aspartic,...
- Tinh dầu tam thất…
2. Chữa chứng đau vùng thắt lưng
Saponin dồi dào trong củ tam thất có tác dụng chống oxy hóa và giảm đau vô cùng hiệu quả. Chỉ cần pha bột tam thất với nước để uống hàng ngày sẽ giảm đi đáng kể những cơn đau vùng thắt lưng. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh mà nặng thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chữa trị đúng nhất.
3. Giúp khí huyết lưu thông tốt hơn
Saponin trong củ tam thất còn có tác dụng giúp đánh bay sự ứ huyết của cơ thể, khiến khí huyết lưu thông tốt hơn. Từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về huyết áp, đột quỵ và tim mạch. Ngoài ra, saponin còn giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, giúp bạn bảo vệ hệ tim mạch một cách tốt nhất.
4. Khả năng trị thương và cầm máu
Củ tam thất có tính nóng, lại chứa chất Dencichin có khả năng cầm máu và làm lành vết thương rất tốt. Vậy nên nếu như bạn bị vết thương hở thì có thể sử dụng rượu ngâm củ tam thất để rửa vết thương và giúp cầm máu rất tốt. Ngoài ra bột tam thất cũng có tác dụng tương tự trong việc giúp cầm máu.
5. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu
Củ tam thất nếu sử dụng đúng cách thì sẽ giúp tăng cường sắt cho cơ thể, giúp giảm tình trạng thiếu máu gặp phải. Bạn hãy sử dụng bột tam thất hoặc củ tam thất hầm với gà ác để bồi bổ cho cơ thể.
6. Cải thiện tình trạng bầm tím, ứ huyết trên da
Saponin trong tam thất sẽ đánh bay các vết bầm tím và sự ứ huyết, tụ máu. Sử dụng bột tam thất pha với nước ấm uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm đi tình trạng bầm tím gặp phải. Hoặc có thể dùng rượu tam thất xoa bóp lên chỗ bị đau cũng cho tác dụng tương tự.
7. Bồi bổ cho cơ thể bị suy nhược
Có thể sử dụng bài thuốc sau để chữa chứng suy nhược ở người:
- Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g.
- Tất cả mang đi tán nhỏ thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh có nút kín
- Mỗi khi cần sử dụng thì lấy khoảng 30g bột ra để sắc với nước để uống.
- Tùy vào thể trạng của từng người mà liều lượng sử dụng có thể sẽ khác nhau.
8. Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển
Saponin cùng với các chất chống oxy hóa, các acid amin có trong củ tam thất sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư phát triển trong cơ thể, tiêu diệt các tế bào tự do gây hại.
9. Phòng ngừa đau tức ngực, đột quỵ
Như đã đề cập ở trên, củ tam thất có khả năng ngăn chặn tình trạng ứ huyết, từ đó giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Do đó giảm hẳn nguy cơ bệnh đột quỵ, đau tức ngực có thể xảy ra với cơ thể.
Củ tam thất phòng ngừa nguy cơ đau tức ngực.
10. Điều trị chứng kinh nguyệt không đều
Sử dụng bột tam thất ăn cùng với cháo hoặc hầm với gà, các món ăn khác… là sẽ giúp điều trị chứng kinh nguyệt không đều của phụ nữ. Dencichin có khả năng cầm máu tốt sẽ giúp các chị em không bị đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt.
11. Khắc phục tình trạng thiếu máu sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường bị thiếu máu và rất cần bổ sung đầy đủ lượng máu cần thiết. Củ tam thất có thể cung cấp khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khi hầm với thức ăn sẽ cực kỳ bổ dưỡng, khắc phục được việc thiếu máu sau sinh ở phụ nữ.
Tác hại của củ tam thất khi sử dụng sai cách
Tam thất có tính nóng, vậy nên nếu bạn sử dụng quá nhiều trong một thời gian sẽ dễ bị tình trạng nóng trong người. Kèm theo đó các triệu chứng nóng trong thường gặp như đi ngoài, khó chịu, nhiệt miệng,...
Sử dụng tam thất quá nhiều có thể gây tình trạng kích ứng da, thậm chí dị ứng toàn thân. Mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc nhiều vào cơ địa từng người.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như khi sử dụng tam thất phát hiện nhiều bất thường ở cơ thể.
Những ai không nên sử dụng củ tam thất để chữa bệnh?
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng củ tam thất để bồi bổ, chỉ nên dùng sau khi sinh.
- Phụ nữ mắc bệnh rong kinh nặng cũng không được sử dụng tam thất để điều trị bệnh, nó sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm.
- Người đang bị tiêu chảy không nên sử dụng tam thất bởi nó có tính nóng, có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Cần thận trọng khi cho trẻ em sử dụng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.