Thấy con trai 8 tuổi có vệt đen trên cổ, người mẹ tưởng vết bẩn nhưng kỳ mãi không sạch. Đến khi đưa con đi kiểm tra, người mẹ mới biết nguyên nhân của vết "bẩn" lạ.
Theo tờ Quảng Châu Daily đưa tin, cậu bé Xiao Gang mới 8 tuổi nhưng đã nặng gần 30kg (cân nặng bình thường của một cậu bé 8 tuổi là 22,2-30kg). Mẹ của Xiao Gang vì bận rộn công việc nên đã gửi con cho ông bà chăm sóc một thời gian.
Người bà rất cưng chiều cháu, cháu thích ăn gì cho ăn nấy. Hàng ngày, bà thường làm gà rán, thịt lợn om, cá chiên… cho cháu ăn. Xiao Gang cũng đặc biệt ăn khỏe, lần nào bà nấu món gì, cậu bé cũng ăn hết sạch. Mỗi khi đi học về, Xiao Gang còn được bà mua cho nước ngọt uống.
“Tôi biết rằng điều này không tốt, nhưng vì cháu thích nên tôi chiều ý. Tôi nghĩ uống một chút cũng không sao”, người bà chia sẻ.
Xiao Gang được bà cho ăn rất nhiều, ngày nào cậu bé cũng được bà mua nước ngọt cho uống. (Ảnh minh họa)
Mẹ của Xiao Gang khi biết con thường xuyên ăn uống quá nhiều, cân nặng ngày càng tăng nên cũng đã ngăn cản và nhắc nhở bà đừng chiều ý cháu. Tuy nhiên, người bà khăng khăng cho rằng trẻ nhỏ phải béo mới tốt, mới khỏe. Nhìn vóc dáng của con trai, người mẹ không thể nào yên tâm.
Cho tới một ngày, người mẹ phát hiện trên cổ Xiao Gang có những vệt đen dù đã tắm rửa, kỳ cọ sạch sẽ nhưng vẫn không hết. Cô quyết định đưa con đi khám. Bác sĩ sau khi kiểm tra, chẩn đoán Xiaogang bị bệnh gai đen (Acanthosis nigricans), kiểm tra lượng đường trong máu, dung nạp glucose bất thường chứng tỏ đã mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh gai đen là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở cổ, nách, háng và dưới bầu ngực. Bệnh thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Nếu cha mẹ thấy con béo phì, có da đen và sần sùi ở cổ và nách nên đặc biệt lưu ý.
Bác sĩ giải thích do Xiao Gang bị béo phì, ăn uống không điều độ lại thường xuyên uống nước ngọt nên đã dẫn tới bệnh tiểu đường. Khi biết tin, người mẹ vô cùng bất ngờ còn người bà lại rất hối hận vì đã quá chiều cháu trong ăn uống.
Vết đen trên cổ của Xiao Gang biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Trẻ em béo phì ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên đã tăng lên hàng năm. Hầu hết những bệnh nhi này có đặc điểm chung là béo phì.
Theo các chuyên gia, xác suất bệnh tiểu đường ở trẻ em béo phì cao gấp ba lần so với người không thừa cân và rất dễ bị rối loạn chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, người béo phì lâu dài, dễ bị huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, bệnh đường tiêu hóa, viêm túi mật, viêm đường mật,...
Đồng thời, thừa cân, cũng sẽ làm tăng tải trọng chi dưới, dễ bị đau khớp chi dưới, ngáy khi ngủ, chức năng miễn dịch thấp, nghiêm trọng hơn là mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Trẻ béo phì sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn so với trẻ không thừa cân. (Ảnh minh họa)
Đối tượng nào dễ bị tiểu đường?
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, nghĩa là cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường;
- Thừa cân và béo phì;
- Những người ăn nhiều và ít tập thể dục;
- Phụ nữ có tiền sử mang thai bất thường.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ như thế nào?
Muốn phòng bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất là hình thành thói quen ăn uống và lối sống tốt.
Đầu tiên, thúc đẩy chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều calo, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và ăn nhiều thực phẩm tự nhiên giàu cellulose, như ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Thứ hai, cần phát triển thói quen ăn uống tốt, ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ, để cơ thể có thể tiêu hóa đầy đủ hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng có lợi từ thức ăn. Hơn nữa, trong quá trình nhai chậm, cảm giác no có thể tăng lên đáng kể và tổng lượng thức ăn có thể giảm.
Cuối cùng, khuyến khích trẻ tập thể dục, có thể lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ như bơi lội, chạy bộ, đi bộ nhanh,... Trẻ tập thể dục thường xuyên sẽ có thể chất mạnh mẽ, khả năng miễn dịch mạnh, cũng có thể ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường.