"Mặc dù bị chẩn đoán là ung thư vú, nhưng vì phát hiện sớm, sau khi phẫu thuật quan sát bên ngoài vú hầu như không có thay đổi. Nếu không vì phát hiện ra điều này, tôi có thể sẽ giống mẹ tôi, mất đi một bên vú”, Cô Vân Khiết 35 tuổi nói.
Vài ngày trước, nhóm của bác sĩ Lưu Chấn Du, thuộc Khoa Phẫu thuật vú của Bệnh viện Ung thư Hà Nam đã hoàn thành ca phẫu thuật cho chị em Vân Khiết và Vân Tịnh. Hiện họ đang hồi phục tốt và cả hai đều được xuất viện.
Một tháng trước, cô em Vân Tịnh đã phát hiện vú bên phải có một khối u, nhưng không đau không ngứa. Cô Vân Tịnh chắc chắn là điều không tốt nên đã cùng người chị là Vân Khiết đến Khoa Phẫu thuật vú của Bệnh viện ung thư Hà Nam, nơi mà mẹ của 2 người đã tiến hành phẫu thuật vú vì ung thư.
Bác sĩ trưởng khoa Lưu Chấn Du, đã tiến hành chụp nhũ ảnh vú cho Vân Tịnh. Không kiểm tra thì không biết, một khi kiểm tra thực sự sẽ có vấn đề, Vân Tịnh được chẩn đoán bị ung thư vú.
Hai chị em Vân Tinh và Vân Khiết đều bị ung thư vú.
Em gái và mẹ cùng mắc ung thư vú nên người chị Vân Khiết cũng quyết định kiểm tra, và sau khi chụp nhũ ảnh cho Vân Khiết, các bác sĩ cũng phát hiện một số nốt sần ở vú bên trái và BI-RADS được đánh giá là 3 loại. Mặc dù siêu âm màu không thấy có vấn đề gì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hiểu tiền sử gia đình của mình, người chị Vân Khiết vẫn khăng khăng đòi được sinh thiết khối u. Sinh thiết bệnh lý cuối cùng được xác định là ung thư biểu mô tại chỗ, thường được gọi là ung thư vú giai đoạn rất sớm.
Sau khi nhập viện, hai chị em họ Vân được kiểm tra kỹ lưỡng hơn, thông qua hội chẩn MDT ung thư vú ở Bệnh viện ung thư Hà Nam, bác sĩ xác định phương pháp phẫu thuật. Cả hai chị em họ Vân đã được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú và đồng thời được thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình dáng vú. Sau phẫu thuật hầu như vú giống với hình dáng ban đầu.
Tại sao 2 chị em nhà họ Vân lại phát hiện được bệnh ung thư sớm?
Bác sĩ Lưu Chấn Du khuyên chị em phụ nữ nên tự kiểm tra ngực tại nhà.
Hóa ra, mẹ của hai chị em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cách đây sáu năm. Vào thời điểm đó, bác sĩ nói rằng, hai chị em cô có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nhiều so với những người khác và họ nên cảnh giác cao độ.
6 năm qua, họ vẫn không quên lời dặn của bác sĩ, thường xuyên kiểm tra ngực, khi có dấu hiệu bất thường liền tập tức đi khám, nhờ thế mà có cơ hội để phát hiện bệnh và điều trị sớm. Bác sĩ Lưu Chấn Du khuyên tất cả chị em phụ nữ nên học theo cách mà chị em họ Vân đã làm, hãy luôn tự kiểm tra vú thường xuyên tại nhà, khi thấy có dấu hiệu bất thường nên đến viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú?
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể tăng cao do các yếu tố sau:
- Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ bị bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình: nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú, khả năng mắc bệnh sẽ lớn hớn.
- Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2.
- Uống thức uống có cồn.
- Đã từng chụp nhũ ảnh.
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn.
- Sinh con lần đầu khi lớn tuổi hoặc chưa bao giờ sinh con.
- Dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
- Béo phì
- Tiền sử ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú.
Cách tự kiểm tra vú tại nhà
Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ từ 20 tuổi trở nên nên tự kiểm tra vú định kỳ mỗi tháng 1 lần, tốt nhất là sau khi hết kinh 5 ngày, đây là thời điểm vú mềm nhất.
Bạn nên tự kiểm tra đều đặn ngay cả khi đã mãn kinh. Bạn có thể tự kiểm tra vú tại nhà với ba bước như sau:
Bước 1: Cởi áo, để hai tay xuôi theo người, đứng trước gương để quan sát: hai bên vú có đối xứng không, da vùng ngực có bị nhăn nheo, sần sùi hay thay đổi màu sắc không, núm vú có bị lõm xuống, tiết dịch bất thường không?
Bước 2: Dùng ngón tay kiểm tra đầu vú:
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê nhẹ đầu vú. Ấn nhẹ đầu vú xem có phát hiện khối u không. Bóp nhẹ núm vú xem có dịch tiết bất thường chảy ra không.
Bước 3: Kiểm tra toàn bộ vú
Dùng 4 ngón tay nhẹ nhàng kiểm tra toàn bộ vùng vú theo hướng xoắn ốc từ núm vú ra bên ngoài hoặc theo hình nan hoa từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong. Dùng phần mềm ở đầu ngón tay để ấn nhẹ, miết trên vùng da vú xem có u, hạch bất thường không.