Phụ nữ trong thời tiết vừa ẩm ướt vừa oi bức nên rất dễ bị mắc bệnh. Theo thống kê, có 75% phụ nữ sẽ một lần bị nhiễm nấm ở vùng riêng tư.
Bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng Trần Bảo Nhân đã chia sẻ với Ettoday: "Cấu trúc của bộ phận vùng kín phụ nữ rất phức tạp, nó có thể lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc, trong đó nhiễm nấm phổ biến nhất, bộ phận riêng tư của phụ nữ không chỉ bị nấm mà còn tạo ra một lớp dày tiết ra như phô mai trắng. Khi ở mức độ nhất định, nấm trắng sẽ chuyển sang màu xanh lá cây."
Bác sĩ Trần Bảo Nhân đã từng gặp một bệnh nhân là Tiểu Vũ 20 tuổi, vùng riêng tư của Tiểu Vũ bị nấm bởi vì cô không tìm được nguyên nhân gốc rễ nên tình trạng nhiễm nấm tái phát nhiều lần. Trung bình cứ khoảng 7 ngày, Tiểu Vũ phải đến phòng khám kiểm tra 1 lần, mỗi năm khám hơn 30 lần.
Âm hộ của Tiểu Vũ bị che lấp bởi nấm âm đạo phát triển quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Sau khi Tiểu Vũ đến phòng khám của bác sĩ Trần Bảo Nhân, kiểm tra phát hiện trong âm đạo chính xác là bị nhiễm nấm, vấn đề này không khó điều trị, nhưng điều khiến bác sĩ cũng phải sốc khi thấy môi bé âm hộ của Tiểu Vũ ngày càng dày hơn, không thoáng khí, nấm mốc không ngừng phát triển dẫn đến âm đạo bị che lấp.
Ngay cả khi Tiểu Vũ không mặc đồ lót hoặc sử dụng men vi sinh, triệu chứng vẫn không được loại bỏ. Đến khi bệnh nhân buộc phải phẫu thuật bóc tách môi bé âm đạo, miệng âm hộ đã được mở ra, sau phẫu thuật mới loại bỏ được nấm vùng kín của Tiểu Vũ.
Bác sĩ Trần Bảo Nhân từ việc quan sát sự bài tiết dịch và mùi ở phần dưới cơ thể, dạy bạn cách phân biệt các triệu chứng nhiễm trùng phụ khoa:
1. Màu vàng xanh, mùi tanh hôi – nhiễm vi khuẩn
2. Màu trắng như váng sữa, không có mùi đặc biệt - nhiễm nấm mốc
3. Dịch tiết ra nước, có mùi tanh - nhiễm trichomonas (do ký sinh trùng trichomonas)
Bác sĩ Trần Bảo Nhân.
Tạ Huệ Đình, bác sĩ Khoa phụ sản của Bệnh viện đại học y Bắc Kinh cũng chỉ ra rằng hầu hết các mầm bệnh của nhiễm nấm âm đạo do nấm gây ra, chủ yếu là nấm Candida albicans. Ở trạng thái bình thường, âm đạo luôn duy trì và cân bằng ở một mức nhất định giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên, khi sự cân bằng này mất đi, có thể do rối loạn nội tiết tố hay vệ sinh không đúng cách… sẽ khiến cho nấm Candida chuyển từ trạng thái hoại sinh sang trạng thái kí sinh, liên kết với các sợi nấm giả, cho phép các vi nấm này len lỏi và xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín của nữ giới. Những người bị bệnh tiểu đường, sử dụng kháng sinh lâu dài, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai liều cao, thường xuyên mặc quần bó và lạm dụng rửa âm đạo… đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo?
Tránh mặc quần quá chặt cũng là biện pháp phòng ngừa viêm âm đạo. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Tạ Đình Huệ chỉ ra rằng điều quan trọng là duy trì lối sống đều đặn, tránh thức khuya và thường xuyên tập thể dục phù hợp. Trong chế độ ăn uống cũng nên bổ sung nhiều nước, trái cây và rau quả, tránh ăn nhiều dầu hoặc thực phẩm cay và nhiều dầu mỡ.
Khi đi vệ sinh, tốt nhất nên lau sạch bằng cách lau từ phía trước ra phía sau để giảm khả năng viêm âm đạo do nhiễm nấm candida đường ruột. Tốt nhất là duy trì sự thông thoáng và thoải mái ở vùng kín, tránh mặc quần quá chật, kín hơi trong thời gian dài. Tốt nhất là mặc quần áo rộng và thoáng để giảm sự phát triển của vi trùng.
Thời tiết mùa hè nóng và ẩm. Nếu phụ nữ giữ vệ sinh tốt, nó có thể khiến viêm âm đạo xảy ra nhiều lần, do vậy bác sĩ Tạ Đình Huệ nhắc nhở, viêm âm đạo là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở phụ nữ. Nếu chị em phụ nữ cảm thấy ngứa âm đạo, tiết dịch có mùi, đau rát khi đi tiểu thì nên chủ động đến cơ sở y tế để khám. Chỉ cần làm theo lời khuyên của bác sĩ, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện trong một thời gian ngắn.