Bé gái 11 tuổi phải đông lạnh mô buồng trứng và lời kể rớt nước mắt của người mẹ

Ngày 30/04/2020 12:00 PM (GMT+7)

Một bé gái mới chỉ 11 tuổi nhưng lại phải theo mẹ đi tới Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh, Trung Quốc để tiến hành đông lạnh mô buồng trứng.

Vào sáng sớm ngày 8/4, một cô bé gầy gò đi cùng mẹ đứng đợi ở cửa văn phòng của giáo sư, bác sĩ Ruan Xiangyan, trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh.

Người mẹ lo lắng trình bày: “Con gái tôi bị bệnh bạch cầu, gần đây mới cấy ghép tủy xương. Chúng tôi đã đi đến nhiều bệnh viện, các bác sĩ nói rằng sau cấy ghép và hóa trị có thể dẫn đến chức năng buồng trứng bị suy giảm, khó có con về sau. Họ khuyên chúng tôi đến Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh để tư vấn về việc lưu trữ mô buồng trứng đông lạnh."

Bé gái 11 tuổi phải đông lạnh mô buồng trứng và lời kể rớt nước mắt của người mẹ - 1

Bé gái 11 tuổi mắc bệnh bạch cầu đi cùng mẹ tới gặp giáo sư Ruan Xiangyan, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh.

Hóa ra, cô bé bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính khi mới 5 tuổi, và cô bé đã được hóa trị liệu tại địa phương. Sau khi điều trị, bệnh có tiến triển tốt. Tuy nhiên tháng 2/2019, bệnh lại tái phát và cô bé phải thực hiện hóa trị lần thứ 2.

Khi ấy bé gái 11 tuổi, người mẹ đưa con đến Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh để điều trị. Sau khi hội chẩn, các chuyên gia quyết định tiến hành ghép tủy xương. Trước khi ghép tủy xương, một số lượng lớn hóa trị phải được thực hiện để phá hủy hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để nó không tạo ra phản ứng đào thải mạnh đối với các tế bào gốc tạo máu allogeneic được cấy ghép. Đồng thời có thể loại bỏ các tế bào bất thường trong tủy xương. Các tế bào gốc tạo máu được cấy ghép có thể tồn tại thành công nhưng các tế bào trứng mỏng manh hơn. Khi tiêu diệt các tế bào bất thường khác, các tế bào trứng cũng sẽ bị tiêu diệt, có thể làm mất gần như 100% vĩnh viễn chức năng buồng trứng.

Điều này sẽ không chỉ dẫn đến mất khả năng sinh sản của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của họ. Nếu không có estrogen do buồng trứng tiết ra, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, loãng xương và suy giảm nhận thức sẽ tăng đáng kể và nguy cơ tử vong sớm cũng sẽ tăng lên.

Bé gái 11 tuổi phải đông lạnh mô buồng trứng và lời kể rớt nước mắt của người mẹ - 2

Sau khi điều trị bệnh, bé gái đã bị mất gần như vĩnh viễn chức năng buồng trứng.

Đối mặt với những sự thật tàn khốc như vậy, người mẹ của đứa trẻ đã khóc rất nhiều. Ngay cả khi mạng sống của bé gái được giữ lại nhưng đứa trẻ không thể thực hiện được chức năng làm mẹ trong suốt phần đời còn lại. Nhìn vào đứa con gái thông minh và nhạy cảm, trái tim của người mẹ vô cùng đau xót. Cô hy vọng sẽ làm mọi thứ có thể để giúp con gái có cuộc sống trọn vẹn. Vào thời điểm này, bác sĩ điều trị cho đứa trẻ đề cập rằng nhóm của giáo sư Ruan Xiangyan ở Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh có thể đông lạnh mô buồng trứng.

Nghe tin, người mẹ như thấy ánh sáng cuối đường hầm nên đã vội vàng thu xếp tới bệnh viện cùng với con. Sau khi nghe lời kể của người mẹ, giáo sư Ruan Xiangyan vô cùng cảm động tới mức rơi nước mắt và quyết tâm hợp tác với Đội Bảo vệ Sinh sản Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh để bảo vệ buồng trứng của bé gái.

Bởi vì bệnh nhi đã trải qua hai giai đoạn hóa trị từ 5 tuổi đến khi tái phát, để đánh giá tính khả thi của phẫu thuật đông lạnh mô buồng trứng, sau khi tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia về nội tiết, ngân hàng buồng trứng, gây mê và phụ khoa, các bác sĩ quyết định: Bảo quản lạnh mô buồng trứng là hy vọng cho bé gái và gia đình, quyết định thực hiện bảo quản lạnh mô buồng trứng cho bé gái với tốc độ nhanh nhất và chất lượng cao nhất.

Vào ngày 16/4, khoa phụ sản kết hợp với phòng phẫu thuật và khoa gây mê đã thực hiện sinh thiết trên một số mô buồng trứng cho bé gái mắc bệnh bạch cầu. Cuối cùng, mô buồng trứng đã được bảo quản lạnh thành công. Mô buồng trứng của bé gái có đường kính 2mm có hơn 500 tế bào trứng.

Mỗi phụ nữ chỉ có khoảng 400-500 tế bào trứng khi trưởng thành. Kết quả này cho thấy cô gái nhỏ có tiềm năng lớn về khả năng sinh sản và chức năng nội tiết buồng trứng trong tương lai.

Bé gái 11 tuổi phải đông lạnh mô buồng trứng và lời kể rớt nước mắt của người mẹ - 3

Các bác sĩ đã tiến hành bảo quản lạnh mô buồng trứng cho bé gái thành công.

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là gì?

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính (tiếng Anh: Acute lymphoblastic leukemia (ALL)) là một loại ung thư của dòng tế bào bạch huyết của tế bào máu đặc trưng bởi sự phát triển của một số lượng lớn các tế bào lympho chưa trưởng thành.

Là một bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính tiến triển nhanh chóng và thường gây tử vong trong vài tuần hoặc vài tháng nếu không được điều trị.

Những người bị bệnh có thể gặp các triệu chứng hoặc dấu hiệu sau đây. Đôi khi, có thể không có bất kỳ thay đổi nào trong số này. Hoặc nguyên nhân của một triệu chứng có thể là một tình trạng y tế khác nhau không phải là ung thư.

- Mệt mỏi

- Yếu đuối

- Dễ bầm tím

- Chảy máu không dễ dàng dừng lại

- Da nhợt nhạt

- Những đốm đỏ, kích thước đầu ngón tay trên da

- Giảm cân

- Sốt

- Đau xương, lưng hoặc bụng

- Khó thở hoặc khó thở

- Nhiễm trùng thường xuyên hoặc nhiễm trùng quay trở lại

- Các hạch bạch huyết bị sưng, còn được gọi là các tuyến

- Gan hoặc lá lách mở rộng

- Ở phụ nữ, kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường

- Chóng mặt

- Đau đầu

- Nhìn mờ

- Buồn nôn và ói mửa

Phương pháp bảo quản lạnh mô buồng trứng có lợi gì?

Hiện nay, phụ nữ có thể có cơ hội đông lạnh trứng nếu hóa trị hoặc xạ trị có khả năng ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Nhưng một số phụ nữ không thích hợp với phương pháp đông lạnh trứng vì bệnh ung thư của họ cần phải được điều trị khẩn cấp và họ không thể đợi liệu trình tiêm hormone từ 10 đến 14 ngày để chờ trứng trưởng thành. Nếu bị ung thư trước tuổi dậy thì, thì không thể lấy được trứng vì vậy phương pháp đông lạnh là không thể.

Một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu ở thời kỳ đầu hoặc bệnh sơ cứng cơ, đều được điều trị bằng các loại hóa trị liệu - được gọi là tác nhân alkyl – gây tổn hại cho khả năng sinh sản. Biện pháp chiếu xạ toàn thân trước khi cấy ghép tủy xương gây tổn hại không thể phục hồi cho buồng trứng.

Phương pháp mới này cho phép bác sĩ gây mê toàn thân, lấy mô trứng nằm ngay dưới bề mặt buồng trứng thông qua một vết rạch lỗ khóa. Các mô lấy ra được chia nhỏ thành những mô nhỏ có kích thước 15mm x 5mm, mỗi mô có chứa nhiều trứng, và sau đó mang đi đông lạnh. Các mô đó có thể được giã đông và sau đó tái cấy ghép để khôi phục lại khả năng sinh sản.

Lời khuyên của cô gái 21 tuổi bị ung thư máu: 4 việc phải làm trước khi quá muộn
"Nhưng giờ đây, ngày hôm nay, cánh cửa ấy đóng sầm lại ngay trước mắt khiến mình vô cùng hoảng sợ và sốc cực độ: "Mình bị UNG THƯ MÁU".
Minh Thùy (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp