Bài viết dưới đây là chia sẻ của một nữ y tá mới 24 tuổi đã mắc bệnh ung thư, như một lời cảnh báo tới tất cả phụ nữ.
Tiểu Mỹ, 24 tuổi đã trải qua "khoảnh khắc đen tối nhất" trong cuộc đời. Ở tuổi 24, cô đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ vú, hóa trị và xạ trị. Hiện tại Tiểu Mỹ phải đội tóc giả, mặc dù việc điều trị đã chấm dứt, nhưng cô vẫn còn một chặng đường rất dài để hồi phục.
Tiểu Mỹ là một y tá chuyên khoa về ngực nhưng cô lại không may mắc căn bệnh ung thư vú. Ảnh minh họa
Tiểu Mỹ là một y tá tại Khoa Ung thư vú, thuộc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mặc dù là một y tá chuyên các bệnh về ngực nhưng cô cũng không ngờ chính bản thân mình lại mắc bệnh ung thư vú. Dưới đây là những chia sẻ của cô, như một lời cảnh báo tới phụ nữ, muốn khỏe mạnh cần phải có một cuộc sống lành mạnh.
1. Tại sao tôi lại bị ung thư vú?
- Thích thức khuya: Giống như nhiều bạn trẻ, tôi thích thức khuya và hiếm khi đi ngủ trước 12 giờ đêm. Tôi thường xem các bộ phim truyền hình, hay các video ngắn trên youtube, thêm nữa là một tuần tôi phải trực đêm 2 ngày, do đó thức đêm trở thành trạng thái bình thường trong cuộc sống. Bình thường sau khi trực đêm, tôi sẽ dành cả ngày hôm sau để ngủ bù, điều này cũng gây ra rối loạn trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Mặc dù học ngành y, tôi biết điều này là không tốt, nhưng tôi vẫn không thể kiểm soát được bản thân mình.
- Thích đồ ăn nhanh: Vì sau khi đi làm, tôi thuê nhà ở một mình, tôi không nấu ăn ở nhà thường xuyên, nên hay gọi đồ ăn bên ngoài, món tôi thích ăn nhất chính là thịt xiên và gà rán. Buổi trưa ở bệnh viện thì tôi thường gọi mì cay về ăn cùng đồng nghiệp. Có thời gian rảnh lại cùng bạn bè đi ăn bên ngoài, các món hải sản, khoai tây chiên, bia lạnh là những món tôi cũng rất ưa thích. Hiện tại nghĩ lại, mỗi ngày tôi đều bổ sung năng lượng, vitamin, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể thông qua những “món ăn vặt” này.
- Thích yên tĩnh, không thích vận động: Bởi vì tôi thường xuyên thức khuya, thời gian ban ngày, tôi không muốn tập thể dục. Vì lo sợ sẽ tăng cân, nên tôi mua một số loại thực phẩm giản cân, còn mua thẻ trong thẩm mỹ viện để thực hiện cái gọi là “giải độc”.
- Phá thai: Lúc đầu tôi nghĩ việc này không quá xấu hổ, nhưng hiện tại tôi vô cùng hối hận. Phá thai ảnh hưởng lớn đến cơ thể và hệ nội tiết, tôi còn thấy nhiều cô gái dùng biện pháp phá thai như một “thủ đoạn để ngừa thai”. Tôi khuyên phụ nữ, đặc biệt là những bạn gái, khi quan hệ hãy dùng các biện pháp an toàn, tránh phá thai.
2. Giai đoạn bị chẩn đoán ung thư vú, tâm trạng tôi như thế nào?
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng. Ngày đó, sau khi đến phòng khám, câu đầu tiên của bác sĩ chính là: Tại sao bạn lại ở đây? Sau khi khám, bác sĩ cho biết khối u vú có kích thước bằng quả óc chó, nằm ở chính giữa. Sau khi nhập viện, tôi mặc áo bệnh nhân nằm trên giường, cảm giác thực sự bất lực.
Khi bắt đầu mũi kim tiêm đâm vào người, ngứa ran thuốc tê, vô cùng đau nhức, thời điểm sinh thiết giống như mới ngày hôm qua. Vài ngày sau khi có kết quả bệnh lý, cầm kết quả trên tay trái đất như sụp đổ trước mắt, đó là khối u ác tính. Lúc đó, bác sĩ nói gì tôi cũng quên rồi, tôi cũng không biết làm thế nào để quay lại phòng bệnh.
Vào ngày đầu tiên của hóa trị, tôi nhìn thấy lọ thuốc màu đỏ nhỏ từng giọt vào cơ thể mình. Một giờ trôi qua, trong dạ dày như “cuộn sóng”, đến dịch mật cũng nôn hết ra ngoài, nước tiểu toàn là màu đỏ. Vài ngày liên tiếp, ăn gì cũng đều nôn ra hết. Tôi bắt đầu rụng từng cái tóc, tôi sợ không dám gội đầu. Kết thúc đợt trị liệu đầu tiên, tôi cạo tóc và mua một bộ tóc giả. Thời điểm đau khổ nhất là lần đầu tiên tắm sau khi hồi phục phẫu thuật, nhìn thấy bộ ngực phẳng lì, chỉ còn một bên, cảm giác tôi không còn là phụ nữ, con đường của cuộc sống ngày càng xa, tôi không nhìn thấy tương lai của mình.
3. Lời khuyên của chuyên gia: Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là gì?
Ung thư vú là khối u ác tính có tỷ lệ mắc cao nhất ở phụ nữ. Theo tổ chức phi lợi nhuận BreastCancer, dưới đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú:
- Cảm xúc: Phụ nữ có cảm xúc tâm lý tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, buồn bã, bực bội… Cơ thể bị những cảm xúc tiêu cực này kích thích trong một thời gian dài, sẽ gây rối loạn nội tiết, môi trường bên trong cơ thể bị mất cân bằng, khả năng miễn dịch bị suy giảm.
- Kết hôn và sinh con: Kết hôn và sinh con đúng tuổi, cho con bú là yếu tố bảo vệ phụ nữ. Nhưng người mẹ đã ngoài 35 tuổi tại thời điểm sinh con đầu lòng có nguy cơ bị ung thư vú cao.
- Phá thai: Xảy thai tự nhiên không làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng phá thai nhiều lần, nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể dao động rất lớn, và rất dễ gây ra các bệnh về vú.
- Béo phì: Đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, aromatase trong chất béo có thể chuyển hóa tiền chất estrogen thành estrogen. Phụ nữ càng béo, nồng độ estrogen càng cao và nguy cơ ung thư càng cao.
- Thói quen sống không tốt: Thường xuyên thức khuya, hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống thất thường, thích ăn đồ chiên, thực phẩm nướng, chế độ ăn nhiều chất béo, tiêu thụ lâu dài các chất bổ sung giàu estrogen.
- Lịch sử gia đình: Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng có nguy cơ mắc ung thư cao.