Uống 30 loại thuốc giảm cân trong 10 năm, người phụ nữ được chẩn đoán chỉ còn 5 năm sống

Ngày 17/05/2020 06:10 AM (GMT+7)

Một người phụ nữ uống thuốc giảm cân quá mức và được đưa vào bệnh viện. Tại đây, bác sĩ phát hiện trái tim của cô lớn gấp ba lần so với người bình thường.

Ngày nay, mọi người ngày càng chú ý đến ngoại hình nên ai cũng đua nhau giảm cân, giữ dáng. Nhiều cô gái phát cuồng vì ăn kiêng và uống thuốc giảm cân chỉ để có vóc dáng như mong muốn mà không quan tâm đến sức khỏe. 

Theo Tin tức Giang Tô, cô Zhong, 35 năm tuổi sống ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bắt đầu dùng thuốc giảm cân để kiểm soát cân nặng từ 10 năm trước. Trong vòng 10 năm, cô đã dùng hơn 30 loại thuốc giảm cân khác nhau. Bất kể là loại thuốc gì cứ được quảng cáo có tác dụng giảm cân, cô đều uống. Sau khi sinh con, vì muốn giảm xuống còn 40kg nên cô càng tích cực uống thuốc giảm cân hơn.

Uống 30 loại thuốc giảm cân trong 10 năm, người phụ nữ được chẩn đoán chỉ còn 5 năm sống - 1

Cô Zhong trong 10 năm đã uống 20-30 loại thuốc giảm cân khác nhau.

Cô nói: "Mỗi khi thấy một loại thuốc không có tác dụng, tôi lại chuyển sang loại thuốc khác. Trong 10 năm, tôi đã uống khoảng 20 hoặc 30 loại thuốc giảm cân. Tôi mua thuốc online hoặc tại cửa hàng hoặc có khi là được bạn bè giới thiệu. Có những loại còn chẳng có tên tuổi nhưng tôi vẫn dùng." 

Vài ngày trước, cơ thể cô bắt đầu có biểu hiện khó chịu nên cô đã đi khám. Cô Zhong kêu ca rằng gần đây cô hay bị chóng mặt, khó thở và mệt mỏi khi đi xe hơi hay leo cầu thang lên tầng 3. Lúc đầu, cô đến bệnh viện đa khoa và được chẩn đoán bị suy tim và tăng huyết áp, khiến cô sợ hãi nên phải đến bệnh viện The Second Xiangya Hospital để điều trị.

Uống 30 loại thuốc giảm cân trong 10 năm, người phụ nữ được chẩn đoán chỉ còn 5 năm sống - 2

Uống 30 loại thuốc giảm cân trong 10 năm, người phụ nữ được chẩn đoán chỉ còn 5 năm sống - 3

Hậu quả là cô Zhong bị tăng huyết áp phổi và tim lớn gấp 3 lần bình thường.

Bác sĩ Li Jiang, khoa tim mạch Hô hấp, bệnh viện The Second Xiangya Hospital of Central South University, chia sẻ: "Cô Zhong ngoài tăng huyết áp phổi, tim cũng lớn hơn ít nhất 3 lần so với tim của người bình thường, đó là điều bất thường". Bác sĩ dự đoán tuổi thọ của cô chỉ còn 5 năm, nếu cố gắng điều trị có thể kéo dài tới 10 năm. 

Bác sĩ Li Jiang, cho biết nguyên nhân chính gây ra bệnh của người phụ nữ là do các loại thuốc giảm cân khác nhau mà cô đã uống. Các bác sĩ cho biết, nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng thuốc giảm cân có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp phổi. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ dùng thuốc giảm cân trong hơn ba tháng cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp phổi tăng 23 lần. 

Bác sĩ Li Jiang cũng thẳng thắn nói rằng bệnh tăng huyết áp phổi không thể chữa khỏi: "75% bệnh nhân chỉ có thể sống trong 5 năm, nhưng trong điều trị y tế, khoảng 60% trong số họ có thể sống đến 10 năm. Mặc dù hiện tại cô Zhong vô cùng hối hận nhưng mọi thứ đã quá muộn.

Uống 30 loại thuốc giảm cân trong 10 năm, người phụ nữ được chẩn đoán chỉ còn 5 năm sống - 4

Vì dùng thuốc giảm cân bừa bãi mà cô Zhong giờ chỉ còn có thể cố gắng sống được tới 10 năm.

Tác hại của việc dùng thuốc giảm cân bừa bãi, không rõ nguồn gốc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn thuốc giảm cân được lưu hành. Thuốc giảm cân thường được chia làm 4 loại chính: thuốc gây chán ăn, thuốc làm no ống tiêu hóa, thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo trong cơ thể và thuốc Đông y.

Thuốc gây chán ăn: Một số thuốc có tác dụng gây chán ăn như diethylpropion, benzphetamine, methamphetamine... hoặc mới hơn như lorcaserin, bupropion và naltrexon. Các thuốc này có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương ức chế sự thèm ăn, được dùng cùng với chế độ ăn kiêng và luyện tập. Tuy nhiên, các chất kích thích giống như amphetamine là những chất được kiểm soát, nếu lạm dụng sẽ gây nghiện.

Một số nguy cơ có thể xảy ra khi dùng các thuốc này như: tăng huyết áp và nhịp tim, mất ngủ, hồi hộp, mờ mắt, bồn chồn, đau đầu... hay táo bón, buồn nôn, nôn... 

Thuốc làm tăng cường chuyển hóa gây béo: Orlistat là chất điển hình có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo từ thực phẩm khi ăn vào. Người bệnh khi dùng orlistat để giảm béo sẽ gặp các tình trạng: các chất bài tiết có đốm mỡ - dầu; trung tiện, đi đại tiện cấp, phân có mỡ hay dầu, bài xuất ra dầu; tăng đại tiện và đại tiện không kìm chế được.

Người dùng sẽ thấy rất khó chịu vì thường xuyên sôi bụng, đau bụng, quặn bụng. Dùng thuốc kéo dài sẽ làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... và gây loãng xương (do thiếu vitamin D), rối loạn đông máu do giảm vitamin K. Ngoài ra, sau khi dùng orlistat, đã có trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng.

Thuốc làm no ống tiêu hóa: Các chất như sterculia, methylcellulose... không hấp thu vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, trương nở và tạo cảm giác đầy bụng khiến cơ thể không cảm thấy đói, làm giảm khẩu phần ăn. Tuy nhiên, thuốc làm no ống tiêu hóa cũng gây ra các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi. Những người mắc chứng hẹp đường tiêu hóa, chứng to kết tràng có thể bị tắc ruột khi sử dụng loại thuốc này.

Thuốc giảm cân phải được dùng theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Trước khi lựa chọn một loại thuốc giảm cân, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe, các nguy cơ bệnh tật, tác dụng phụ và tương tác tiềm năng của thuốc giảm cân với các loại thuốc khác (mà bạn đang dùng) để chỉ định thuốc phù hợp, an toàn... Thuốc sẽ có hiệu quả cao khi người dùng thực hiện cùng chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể lực tích cực.

Không nên lầm tưởng về những tác dụng “thần kỳ” mà thuốc giảm cân có thể đem lại. Thuốc giảm cân không điều trị được bệnh béo phì và không thay thế cho việc ăn uống lành mạnh cũng như một chương trình tập thể dục thường xuyên.

Ca sĩ Miu Lê chia sẻ từng phải nhập viện vì uống nước cốt chanh giảm cân
Theo Tiến sĩ Trương Hồng Sơn, việc dùng chanh không đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường với sức khỏe.
Theo Minh Thùy (Dịch từ SinchewDaily)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác