Bệnh zona thần kinh là gì? Những điều bạn cần biết

Tổng quát về bệnh

Zona thần kinh có ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay thấy nhất ở độ tuổi từ 50 trở lên. Zona là tình trạng nhiễm virus Herpes zoster (HZ) cấp tính của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, thường chỉ xảy ra ở một bên rễ thần kinh tủy sống. Hàng năm tỉ lệ mắc bệnh zona là 1,5 - 3,0%, bệnh có tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi và trung niên, thường sau 45 tuổi.

Ảnh minh họa

Có ba loại herpes thường gặp là:

- H. Simplex (loét lạnh) với các bóng nước ở miệng, cửa mình, và viêm kết mạc.

- H. Genital lan truyền do giao hoan với vết thương rất đau ở cơ quan sinh dục

- H. Zoster hoặc shingles, tiếng Việt là Zona thần kinh.

Nguyên nhân

- Zona thần kinh do virus varicellatzoster gây ra. Đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu chickenpox.

- Sau khi bị bệnh thủy đậu, siêu vi này có thể quy ẩn nhiều năm trong hạch của rễ sau dây thần kinh tủy sống, rồi đến một thời gian nào đó sẽ tái xuất hiện, gây ra bệnh shingles.

Các yếu tố nguy cơ

Bệnh cũng thường có ở:

- Người bị suy giảm tính miễn dịch;

- Người nhiễm HIV;

- Người bị bệnh tăng phát triển tế bào mới như ung thư;

- Bệnh nhân đang điều trị với hóa chất ức chế miễn dịch;

- Người tiếp nhận ghép bộ phận cơ thể;

- Sau những căng thẳng tinh thần.

Dấu hiệu

Các triệu chứng bệnh xuất hiện thành từng đợt, lớp này nối tiếp lớp kia:

- Đầu tiên là thấy đau hoặc như kim châm nhoi nhói, ngứa, cháy rát (burning) trên một vùng da. Bệnh nhân cũng bị nhức đầu, đau mình, lên cơn sốt nhẹ.

- Sau vài ba ngày thì những mụn rộp nhỏ bé xuất hiện trên nền da màu đỏ. Mụn nước sẽ lan rộng tới một vùng da: có thể là một khuôn vuông ở thắt lưng, ở cạnh sườn từ xương sống tới xương ức, bàn chân, bàn tay, hoặc một bên mặt, da đầu. Điểm đặc biệt là mụn nước thường chỉ ở một phía, ít khi lan qua đường ranh giới giữa thân mình.

Ảnh minh họa

- Mới đầu mụn nước trong, sau đó thành đục có mủ, lõm ở giữa. Khi mụn nước xuất hiện thì nóng sốt cũng thuyên giảm.

- Mụn nước khô đi sau vài tuần lễ, để lại một lớp vẩy. Vẩy rụng sau vài tuần lễ. Da sẽ có sẹo tròn màu bạc xếp thành từng nhóm. Cơn đau trên da có thể vẫn tồn tại.

Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. 

Một số yếu tố có thể dễ dẫn đến đau dây thần kinh hậu zona bao gồm:

- Cao tuổi (thường trên 50 tuổi);

- Nữ giới hay bị hơn nam;

- Có biểu hiện đau nhiều trong giai đoạn có tổn thương ban và bọng nước;

- Ban và bọng nước nặng và lan rộng;

- Có các biểu hiện tiền triệu (đau và dị cảm đau vùng dây thần kinh bị ảnh hưởng trước khi xuất hiện ban và bọng nước);

- Cơ thể suy giảm miễn dịch như đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid, thuốc chống thải ghép ở những người ghép tạng, nhiễm HIV...;

- Một số yếu tố về mặt tâm lý xã hội cũng có thể thúc đẩy xuất hiện đau dây thần kinh hậu zona;

- Vị trí tổn thương: nguy cơ là thấp nếu zona ở vùng cằm, cổ và thắt lưng. Nguy cơ trung bình ở vùng ngực. Nguy cơ cao nhất ở vùng chi phối của dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ não số V), đặc biệt là nhánh mắt (vùng mặt) và đám rối thần kinh cánh tay.

Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên và rất đau; viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... do điều trị sai bệnh zona thần kinh.

Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay, vì zona có thể làm giảm thị lực. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Zona tấn công vào tai, có thể giảm thính lực.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona có thể gây hại cho thai nhi. Khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám ngay và điều trị càng sớm càng tốt, để hạn chế biến chứng.

Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona. (Ảnh minh họa)

Các trường hợp đặc biệt đề phòng biến chứng

Thường thì bệnh zona có thể điều trị tại nhà, chỉ sau 7 - 10 ngày là bệnh có dấu hiệu lui và khỏi dần. Chúng ta sẽ không phải đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể phải cần tới nhân viên y tế can thiệp. Cụ thể, khi ở một trong các trường hợp sau:

- Bị zona thần kinh gần mắt và tai thì phải đi khám. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.

- Bệnh zona thần kinh không chỉ khu trú một bên mà lan sang cả bên đối diện. Nhất là zona vùng ngực, lưng, cổ, gáy khi bị nặng có thể lan sang bên kia.

- Bệnh zona thần kinh thể hoại tử. Da tổn thương có biểu hiện loét và hoại tử.

- Tổn thương của zona thần kinh thường trên một diện rộng như cả nửa thân mình từ bụng đến lưng, bệnh zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, có mủ toàn bộ các nốt tổn thương.

- Bệnh zona thần kinh xảy ra khi người bệnh đang điều trị một số bệnh khác như bệnh AIDS, bệnh viêm gan, bệnh ung thư, bệnh tự miễn...

Trong tất cả các trường hợp này, đi khám sớm sẽ giúp ngăn chặn không cho zona phát triển và ngăn các biến chứng xảy ra.

Điều trị

Mục đích của điều trị của bệnh là chống bội nhiễm thương tổn da, chống đau dây thần kinh, chống virus, phòng tránh các biến chứng nặng và đau sau zona.

Bác sĩ cần giải thích cho người bệnh hiểu được bản chất của bệnh, bao gồm cả tính chất dai dẳng của triệu chứng và mục tiêu của điều trị; Khuyên người bệnh mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton sẽ giảm được kích thích lên vùng da nhạy cảm.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trong nhiều trường hợp, có thể cần phải kết hợp các phương pháp điều trị để giảm đau.

Thuốc: Thường kết hợp các thuốc giảm đau tại chỗ (miếng dán có chứa thuốc giảm đau hoặc bôi thuốc giảm đau) và thuốc giảm đau toàn thân, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau dạng thuốc phiện...

Các phương pháp khác: Tuy nhiên, đau hoặc khó chịu đáp ứng kém với các thuốc giảm đau thông thường. Những trường hợp nặng hơn có thể cần dùng phương pháp thủy châm bằng các thuốc tăng cường dinh dưỡng, bổ thần kinh; phương pháp kích thích điện thần kinh qua da; tiêm thuốc phong bế dây thần kinh...

Vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona và đau dây thần kinh hậu zona ở người trưởng thành.

Bệnh zona thường đau trước khi phát ban. Nguy cơ phát triển đau dây thần kinh hậu zona giảm một nửa nếu bắt đầu dùng thuốc kháng virus trong vòng 72 giờ từ khi xuất hiện phát ban bệnh zona. Việc điều trị đau sau zona phải được các bác sĩ chỉ định và tư vấn cẩn thận.

Một số bài thuốc chữa zona thần kinh

Bài thuốc uống trong:

Thể thấp nhiệt: vùng tổn thương có màu đỏ, mụn nước tụ lại và vỡ ra gây lở loét, lưỡi hơi đỏ và có rêu trắng hoặc vàng cho nên cần phải lương huyết, thanh hóa thấp nhiệt và giải độc. Bài thuốc: ý dĩ nhân, đậu đỏ (mỗi loại 15g), phục linh bì, địa phu tử, kim ngân hoa, sinh địa (mỗi loại 12g), xa tiền tử, xích nhược, xa tiền thảo, mãxỉ hiện (mỗi loại 10g), hoắc hương, bội lan (mỗi loại 9g) và cam thảo 6g. Sắc ngày 1 thang.

Thể tỳ hư và thấp trệ: sắc ban chẩn không tươi, có mụn nước dày, thủy bào lớn, loét chảy nước, miệng khô, đầy bụng, phân lỏng, rêu trắng dày,… Bài thuốc: thương truật, hậu phác, bạch truật, bạch linh (mỗi loại 16g), trần bì, trạch tả, trư linh, khương hoạt, kim ngân hoa, bồ công anh (mỗi loại 12g), đại táo 10g, huyết hồ 8g, cam thảo 6g và nhục quế, sinh khương (mỗi loại 4g). Ngày uống 1 thang.

Thể can kinh uất nhiệt: nổi nốt ban đỏ, có nước, căng bóng, họng khô, đau rát, người bứt rứt, ăn uống không ngon, táo bón, rêu lưỡi vàng… Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, trạch tả, mộc thông và đương quy (mỗi loại 12g), chi tử, sinh địa, cam thảo, mạch môn và huyền sâm (mỗi loại 16g). Đem sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc dùng ngoài theo kinh nghiệm dân gian khác:

Nốt mụn nước chưa vỡ:

- Bài 1: đậu xanh, gạo nếp nhai đắp vào nốt phỏng ngày vài lần, giữ khô tổn thương.

- Bài 2: ngọn lá khoai lang giã nhuyễn đắp vào nốt phỏng ngày 1 lần, ngày hôm sau giữ khô, bỏ lớp củ đắp mới, tiếp cho đến khi khỏi.

- Bài 3: bôi bột thanh đại hoa với nước dùng tăm bông bôi  vào nốt zona.

- Bài 4: lấy đọt ngọn cây mướp và ít muối giã đắp vào nốt zona, giữ khô.

- Bài 5: củ bạch chỉ phơi thái lát tán nhỏ hòa nước đắp bôi vào nơi nốt phỏng.

- Bài 6: cỏ mực rửa sạch, giã nát đắp lên vùng mụn đau, hàng ngày.

- Bài 7: dùng mủ trái sung phết lên chỗ đau.

- Bài 8: dùng nhựa của cây điên điển bôi vào nơi tổn thương.

- Bài 9: mụn nước chưa vỡ dùng thanh lương cao và kim hoàng tán để bôi.

Nốt mụn nước đã vỡ:

- Bài 10: mụn nước đã vỡ dùng bột thanh đại hoặc là thanh đại cao để bôi.

- Bài 11: nếu bệnh zona không gây đau thì dùng bột trơ, hồ nước để bôi.

Phòng ngừa

Cách phòng chống:

- Chủng ngừa thủy đậu cho trẻ từ lúc 12 tháng tuổi.

- Chủng ngừa phòng bệnh herpes cho những người già từ 60 tuổi trở lên.

- Nếu đã xác định bị zona thì nên được điều trị càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện. Chữa mau, chữa cấp tập có thể thu ngắn thời gian bệnh, ngăn chặn sự tàn phá của dây thần kinh và giảm thiểu đau.

- Cần giữ gìn vết đau trên da sạch sẽ, che phủ mụn nước với lớp băng vải mỏng để tránh cọ sát với quần áo cũng như bội nhiễm với các vi khuẩn khác.

- Có thể dùng kem thoa có chất chiết capsaicin từ trái ớt (zostrix) hoặc lidocain dán trên da, aspirin gel, voltarel gel để giảm cơn đau dây thần kinh, khi da đã lành.

Thông Tin Cần Biết

Zona thần kinh kiêng gì?

Zona thần kinh kiêng gì?

Mặc dù không đe dọa đến mạng sống, nhưng zona thần kinh khiến người bệnh cảm thấy rất đau đớn. Vì thế chúng ta cần phải nắm rõ kiến thức về bệnh này ví dụ như zona thần kinh kiêng gì? Zona...

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh có lây không là một trong những câu hỏi băn khoăn của không ít những bệnh nhân zona thần kinh. Câu trả lời là có. Bệnh zona có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp...

Các bệnh thần kinh khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY