Đôi khi chúng ta không phát hiện ra rằng cách chế biến những thực phẩm quen thuộc hàng ngày là hoàn toàn sai cách, vô tình làm mất chất dinh dưỡng có trong chúng.
1. Sushi
- Hầu hết mọi người đều ăn sushi sai cách. Bạn nên ăn các cuộn sushi bằng tay thay vì ăn chúng bằng đũa như bạn vẫn thường làm. Đũa thường được sử dụng để ăn sushi cổ điển, chứ không phải các cuộn sushi như hiện tại.
- Ngoài ra, bạn không cần chấm hết các cuộn sushi vào bát nước tương, chỉ cần chấm mặt có cá.
- Gừng và mù tạt không cho lẫn vào nước tương, gừng để ăn riêng, còn mù tạt thì phết một chút vào mặt có cá của cuộn sushi.
2. Dưa chuột
Nhiều người thích ăn cả vỏ dưa chuột cho giòn thơm nhưng nếu không chắc chắn về độ sạch của dưa thì tốt nhất bạn nên gọt vỏ trước khi ăn để tránh tiêu thụ phải vi khuẩn và thuốc trừ sâu.
3. Sữa chua
Chất lỏng thường được thấy trên bề mặt sữa chua ngay khi hộp được mở ra có chứa protein và vitamin B12. Do đó, bạn không nên bỏ chúng đi như vẫn thường làm. Trước khi ăn sữa chua, bạn nên trộn đều cả hộp lên để thưởng thức toàn bộ chúng.
4. Tỏi
Tỏi chứa allicin, một loại enzyme chống ung thư, giúp tăng cường sức khỏe. Vì thế, bạn nên cắt nhỏ tỏi rồi để yên trong 10 phút trước khi sử dụng chứ không nên dùng ngay để tăng cường lợi ích của tỏi.
5. Hạt đậu
Hạt đậu khô chứa các hợp chất chống oxy hóa gọi là phytates nhưng những chất này liên kết với vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm khiến cơ thể không thể hấp thụ. Tốt nhất là trước khi chế biến, bạn nên ngâm chúng qua đêm để chúng không còn các chất thừa, gây khó hấp thụ.
6. Súp lơ xanh
Đây là một trong những thực phẩm được nhiều người ưa thích, lựa chọn để làm các món luộc hoặc xào. Nhưng theo các phương pháp này khiến súp lơ bị mất vitamin C, các chất diệp lục, chất chống oxy hóa, các hợp chất chống ung thư...
Cách tốt nhất để thưởng thức súp lơ xanh là ăn sống hoặc nhiều nhất là hấp.
7. Dâu tây
Dâu tây rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, tương tự như hầu hết các loại trái cây màu đỏ. Tuy nhiên, nhiều người thường bổ sẵn dâu rồi bảo quản nhưng cách này hoàn toàn sai. Vì khi dâu tây bị cắt, chúng trở nên nhạy cảm với ánh sáng và oxy gây mất chất dinh dưỡng một cách dễ dàng. Do đó, khi cất trữ chúng, nên để nguyên cả quả.
8. Trà đen
Trà đen là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất nhưng hãy cẩn thận, không nên hòa nó với sữa. Các sản phẩm sữa không ảnh hưởng đến các chất chống oxy hóa có trong trà đen, nhưng chúng lại ngăn chặn những lợi ích đối với tim mạch của trà, do protein trong sữa làm cho chất dinh dưỡng của trà khó hấp thụ hơn.
9. Cà chua
Cà chua là một trong những thực phẩm phải ăn chín để cơ thể có thể hưởng lợi từ các chất dinh dưỡng như lycopene giúp bảo vệ chống lại các khối u và bệnh tim. Các chất dinh dưỡng có trong cà chua sẽ tăng lên nếu bạn làm nóng cà chua đến khoảng 194 độ F.
10. Kiwi
Vỏ kiwi chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, folate và vitamin E. Tiêu thụ toàn bộ quả kiwi làm tăng hàm lượng chất xơ, vitamin E và folate lên đến 50%, 32% và 34%. Do đó, việc ăn và gọt bỏ vỏ kiwi của chúng ta từ trước đến nay đều là sai cách.
11. Măng tây
Nhiều người nấu măng tây trong lò vi sóng nhưng điều này không nên, ngay cả khi bạn có ít thời gian dành cho việc nấu ăn đến thế nào. Nấu măng tây trong lò vi sóng làm cạn kiệt hàm lượng vitamin C của măng do chất dinh dưỡng bị hòa tan trong nước. Cách lý tưởng nhất để nấu măng tây là hấp hoặc chiên chúng sao cho chúng mềm và giòn là được.