5 món chè nóng hổi vừa ngon lại dễ nấu cho mùa đông, cả nhà ai cũng thích

Minh Ngọc - Ngày 11/11/2020 09:33 AM (GMT+7)

Những ngày se se lạnh như thế này được thưởng thức những món chè nóng hổi, ngọt ngào, thơm nức mũi thì còn gì bằng.

CHÈ NGÔ CỐM

Nguyên liệu:

- Ngô ngọt

- Cốm tươi hoặc cốm khô

- Bột bắp

- Đường trắng

Cách làm:

- Bóc bỏ vỏ và râu ngô, cho ngô vào nồi luộc chín. Phần nước luộc ngô các bạn giữ lại vì chúng ta sẽ dùng để nấu chè.

- Ngô ngọt khá mau chín nên các bạn chỉ cần luộc sôi 10 phút là được, đợi cho ngô nguội, dùng dao thái mỏng theo chiều dọc bắp ngô, cứ thế cho đến khi sát lõi ngô. Các bạn dùng mũi dao gạt lấy phần tim ngô nhé, tim ngô chính là phần ngon ngọt cũng như là nơi tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng của bắp ngô đấy.

- Quấy bột bắp với lượng nước đủ dùng, sao cho sau khi sôi tạo thành 1 dung dịch có độ sền sệt, các bạn cho đường vào quấy tan. Xúc từng thìa ngô đã thái rắc vào nồi.

- Cuối cùng các bạn rắc cốm. Món chè có hương vị thơm ngon nhất là khi sử dụng cốm tươi, mình rất ít khi sử dụng cốm khô mà mỗi khi đến mùa cốm, mình thường chọn mua những mẻ cốm tươi thật ngon và cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần.

Chè có độ sánh đạt yêu cầu là khi các hạt cốm và ngô phân bổ đều, có độ lơ lửng. Khi cốm và ngô bị chìm xuống đáy nồi tức là dung dịch bột bắp hơi loãng, các bạn chỉ cần hòa thêm 1 chút bột bắp nữa rồi từ từ chế vào nồi chè, vừa chế vừa quấy đều tay đến khi chè đạt được độ sánh mong muốn là được. 

5 món chè nóng hổi vừa ngon lại dễ nấu cho mùa đông, cả nhà ai cũng thích - 1

2. CHÈ TRÔI GẤC

Nguyên liệu

- Nguyên liệu phần nhân: 150gr đậu xanh không vỏ; 80gr đường; một ít dừa bào; 1 chút xíu muối; 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi hay vani

- Nguyên liệu phần bột: 170gr bột nếp; 100gr gấc tươi; 50ml nước ấm.

- Nước đường: 1 miếng gừng thái lát; 250gr đường nâu; 1 lít nước.

Cách nấu chè:

Đậu xanh ngâm 3 tiếng hay qua đêm, sau đó vo sạch, cho vào nồi cùng với khoảng 700ml nước cùng muối, bắc lên bếp nấu lửa vừa cho đến khi đậu xanh mềm, nước hơi cạn thì tắt bếp. Xay nhuyễn phần đậu này.

Cho hỗn hợp đậu xanh vào chảo cùng đường + nước hoa bưởi/vani, bắc lên bếp sên lửa hơi thấp. Trong thời gian sên thỉnh thoảng đảo cho nhân không bị cháy. Khi nhân hơi sánh quyện thành 1 khối dẻo thì cho dừa non vào đảo đều tắt bếp, để hơi nguội trước khi vo viên.

Gấc và nước ấm cho vào tô trộn đều, lược qua rây mình có khoảng 90-100ml.

Bột + vani cho vào âu, sau đó cho phần gấc mịn vào mang bao tay trộn. (Nếu bột hơi khô thì cho thêm chút nước ấm, hoặc ngược lại).

Khi trộn bột thành 1 khối dẻo không dính tay thì bọc lại, để bột nghỉ 30 phút.

Lấy 1 ít bột vo tròn, đè dẹp, sau đó cho viên nhân đậu xanh vào vo tròn. Nấu 1 nồi nước, chờ nước sôi cho các viên trôi gấc vào luộc lửa vừa.

Khi viên bột nổi lên thì nhẹ nhàng vớt ra cho vào âu nước lạnh (cách này giúp viên chè trôi bóng đẹp).

Cho hết phần nước đường vào nấu sôi.

Bạn vớt các viên trôi gấc từ âu nước lạnh cho vào nấu riu riu lửa khoảng 10-15 phút là tắt bếp.

Chè trôi gấc múc ra chén, dùng nóng mùa đông rất ngon.

5 món chè nóng hổi vừa ngon lại dễ nấu cho mùa đông, cả nhà ai cũng thích - 2

CHÈ SẮN

Nguyên liệu:

- Sắn: 1 củ (khoảng 600gr)

- Đường mật: 150gr

- Gừng: 1 củ nhỏ

Thực hiện:

Khi mua sắn về, bạn rửa sắn thật sạch rồi tiến hành lột vỏ, cắt từng miếng vừa ăn. Sau đó, dùng một bát nước muối loãng để ngâm sắn trong thời gian từ 5-6 tiếng đồng hồ để loại bỏ bớt độc tố. 

Dùng một chiếc nồi sạch, bỏ sắn vào luộc chín tới. Bạn thêm vào nồi một vài hạt muối để đến khi luộc chín sắn có vị vừa miệng. 

Rửa sạch gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi mang đi thái chỉ.

Bạn bỏ đường vào nồi, đổ thêm chút nước rồi đun sôi để đường tan hết.

Đổ sắn vào nồi đường, tiến hành đun nhỏ lửa để sắn ngấm đều đường. 

Đợi đến khi sắn ngấm đường thì bạn bỏ gừng vào nồi. Sau đó bạn thả gừng vào nồi chè sắn cho thơm.

Lấy ra 2 thìa  bột sắn dây và hòa vào với nước cho tan hết. Sau đó, đổ hỗn hợp vào nồi sắn, dùng đũa quấy đều để bột chín và nước sánh lại là xong.

Múc chè sắn ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng nhé.

5 món chè nóng hổi vừa ngon lại dễ nấu cho mùa đông, cả nhà ai cũng thích - 3

CHÈ KHOAI DẺO

Nguyên liệu:

- 200g khoai lang ruột tím

- 200g khoai lang ruột vàng

- 340g bột năng

- 150g đường

- 170ml nước cốt dừa

- Vừng rang

Cách nấu:

- Khoai lang tím và vàng mang rửa sạch, loại bỏ phần vỏ cắt thành từng khoanh đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút cho khoai chín.

- Cho khoai lang tím ra một cái bát, dùng thìa nghiền nhuyễn. Đổ 160g bột năng vào và trộn đều.

- Làm tương tự với khoai lang ruột vàng cùng với phần bột năng còn lại.

- Nhào nặn bột khoai thành từng viên tròn nhỏ.

- Đặt một nồi nước lên bếp đun sôi, thả lần lượt từng viên khoai luộc chín.

Chuẩn bị trước một bát tô nước lọc để khi khoai dẻo chín thì dùng muôi thủng vớt ra thả vào bát nước cho khoai không bị dính.

Lưu ý: Nên luộc từng loại khoai một đề không bị lẫn màu. Và cách nhận biết khoai đã chín hay chưa là thấy những viên khoai dẻo nổi lên là đã chín.

- Cho 170ml nước cốt dừa cùng với 1 lít nước vào nồi, thêm đường và khuấy đều đun sôi.

- Hòa 20g bột năng còn lại với một chút nước. Khi nước cốt dừa sôi thì cho phần bột năng vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh.

- Khi nước cốt dừa sôi cho lần lượt các viên khoai dẻo vào và đun sôi trở lại

- Cho chè khoai dẻo ra bát và rắc lên trên ít vừng rang là hoàn thành.

5 món chè nóng hổi vừa ngon lại dễ nấu cho mùa đông, cả nhà ai cũng thích - 4

CHÈ CỐM

Nguyên liệu:

- 300gr cốm khô

- 700ml nước

- 50gr bột năng hòa chung 70ml nước trong 1 cái chén

- 2 lá dứa

- 100gr đường; 1 chút xíu muối ;200 ml nước cốt dừa

- 1 muỗng cà phê tinh bột bắp; 20gr đường

Cách làm:

- Nước cốt dừa, đường, bột bắp cho vào nồi, bắc lên bếp vừa nấu vừa khuấy cho nước cốt dừa hơi sánh thì tắt bếp.

- Cốm xả qua nước lạnh.

- Nước, đường, lá dứa, muối cho vào nồi nấu sôi 5- 7 phút.

- Sau đó, đổ nước bột năng từ từ vào khuấy đều cho có độ sánh.

- Khi nước sôi lại thì cho cốm vào khuấy nhẹ đều tay nấu 1-2 phút là tắt bếp.

5 món chè nóng hổi vừa ngon lại dễ nấu cho mùa đông, cả nhà ai cũng thích - 5

- Múc chè cốm ra ly/bát, chanh nước cốt dừa lên, rắc chút đậu phộng rang giã nhỏ và thưởng thức.

Đây là cách nấu chè sắn ngon không thể chê vào đâu được!
Vị ngọt dịu của chè sắn, độ ấm nồng của gừng hòa quyện với vị thơm ngậy của nước cốt dừa, vị bùi bùi của lạc tạo nên hương vị rất riêng cho món chè...
Minh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các món chè ngon