Bánh Niên Cao, kẹo, long nhãn... là những món ăn mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng trong dịp đầu năm mới của người Trung Quốc.
Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền tại Trung Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân nước này. Nếu như ở Việt Nam, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp đầu năm mới thì tại Trung Quốc, họ cũng bắt đầu một năm với nhiều món ăn truyền thống mang nhiều ý nghĩa may mắn.
Quả chà là
Màu đỏ được coi là màu may mắn của người dân Trung Quốc, nó biểu trưng cho sự thịnh vượng, êm ấm và giàu sang. Trong Tiếng Trung, từ “quả chà là” có phát âm giống từ “sớm”, có nghĩa là một sự khởi đầu. Đó là lí do vì sao những quả chà là đỏ luôn được người Trung Quốc ăn vào những dịp vui nhộn, trong đó có lễ hội, lễ cưới, tiệc tân gia, lễ thôi nôi.
Như một món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm mới, quả chà là thường được phục vụ dưới dạng đồ sấy khô, rất thích hợp cho việc nhâm nhi thưởng trà và nói chuyện.
Như một món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm mới, quả chà là thường được phục vụ dưới dạng đồ sấy khô, rất thích hợp cho việc nhâm nhi thưởng trà và nói chuyện
Long nhãn
Từ “quả nhãn” trong tiếng Trung Quốc có phát âm giống với từ “đắt đỏ” và “tròn trịa”, tượng trưng cho sự đoàn tụ. Vì thế, khi ăn món này vào dịp năm mới, người Trung Quốc hi vọng về một năm no đủ, sum vầy và không có sự chia li.
Không những vậy, theo y học cổ truyền Trung Quốc thì việc ăn long nhãn rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thưởng thức nó bằng cách ăn trực tiếp hoặc pha trà.
Từ “quả nhãn” trong tiếng Trung Quốc có phát âm giống với từ “đắt đỏ” và “tròn trịa”, tượng trưng cho sự đoàn tụ
Lạc
Lạc cũng có nghĩa là “hạt trường thọ”, tượng trưng cho sức sống, tuổi thọ, sự giàu có và danh tiếng. Như một món ăn phục vụ trong dịp năm mới, lạc thường được luộc chín hoặc xào. Người Trung Quốc tin rằng ăn lạc sống sẽ tốt hơn là ăn lạc đã qua chế biến. Tuy nhiên, dù chế biến bằng hình thức nào thì khi mang ra cho mọi người ăn, lạc yêu cầu vẫn chưa bóc vỏ.
Bánh hấp cũng là một trong những món ăn mang ý nghĩ may mắn trong dịp đầu năm mới của người dân Trung Quốc
Các loại hạt nhấm
Từ “hạt” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “trẻ con”, vì vậy việc ăn các loại hạt trong ngày Tết có nghĩa cầu chúc cho một năm mới con cháu đầy đàn. Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, ăn hạt hướng dương dịp năm mới tượng trưng cho việc có nhiều con trai. Hạt dưa đỏ biểu đạt cho niềm vui, hạnh phúc và sự chân thành.
Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, ăn hạt hướng dương dịp năm mới tượng trưng cho việc có nhiều con trai
Kẹo
Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”.
Trên mỗi khay như vậy, kẹo là một trong những thứ không thể thiếu. Kẹo thường có vị ngọt nên người Trung Quốc quan niệm rằng nếu ăn kẹo vào dịp đầu năm mới, điều đó có nghĩa họ sẽ có một khởi đầu năm mới ngọt ngào và may mắn.
Ngoài các loại kẹo được đóng gói bằng bao bì thông thường thì những loại được bọc trong giấy màu vàng cũng là một lựa chọn tốt khi xem xét việc mua quà tặng đầu năm mới ở Trung Quốc.
"Khay sum họp" không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc
Bánh Niên Cao
Vào ngày đầu năm mới, người dân Trung Quốc thường ăn bánh Niên Cao với mong ước một năm mới luôn tốt đẹp. Cái tên Niên Cao đồng âm với từ "một năm mới cao” nghĩa là một năm mới ngày càng tốt đẹp, ngày càng phát triển và súc túc hơn. Đây cũng là một món quà tốt đẹp nhân dịp đầu xuân, đặc biệt nó còn ý nghĩa hơn nếu gia đình có con sắp vào đại học hoặc chuẩn bị thăng chức… nhận được món quà này.
Bên cạnh đó, theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.
Vào ngày đầu năm mới, người dân Trung Quốc thường ăn bánh Niên Cao với mong ước một năm mới luôn tốt đẹp
Bánh Niên Cao phổ biến nhất ở miền Đông Trung Quốc, Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Bánh Niên Cao được làm từ bột gạo nếp, bột mì, muối, nước và đường. Màu của đường tạo nên màu của bánh (trắng hoặc nâu). Vì thế mà ở mỗi địa phương cũng có những loại bánh Niên Cao khác nhau, ví như ở Thượng Hải là bánh Niên Cao màu trắng, ở Quảng Đông lại là màu nâu,...
Bánh hấp (Zongzi)
Bánh hấp cũng là một trong những món ăn mang ý nghĩ may mắn trong dịp đầu năm mới của người dân Trung Quốc. Món ăn truyền thống này có ý nghĩa biểu trưng cho một vụ thu hoạch ngũ cốc bội thu trong năm tới. Bánh đơn giản được làm từ gạo nếp, đậu phộng, hạt dẻ Trung Quốc, thịt lợn và gói lại bằng lá tre.
Bánh hấp cũng là một trong những món ăn mang ý nghĩ may mắn trong dịp đầu năm mới của người dân Trung Quốc