Đây sẽ là những món khoái khẩu để ông xã đãi bạn bè ngày Tết đấy nhé!
Nguyên liệu:
- 15 chân gà
- 1 củ hành tây, hành tím, tỏi, ớt, kiệu chua
- 600 nước dấm gạo hay dấm táo
- 350 gr đường
- 1 muỗng canh muối
Thực hiện:
Cho dấm, đường và muối vào nồi nấu sôi với lửa nhỏ cho đến khi đường tan thì tắt bếp. Sau đó để nước dấm, đường thật nguội.
Chân gà cắt bỏ móng và phần xương, sau đó rửa qua nước lạnh có pha muối, rồi xả qua nước lạnh nhiều lần cho sạch.
Đun sôi một nồi nước sôi có 2 muỗng canh rượu trắng, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh dấm, củ hành tây, 2 nhánh sả đập dập. Khi nước sôi, cho chân gà vào luộc qua 3 phút.
- Qua 3 phút, vớt chân gà ra. Đổ bỏ nước luộc gà, thay nước mới (giữ lại sả, hành ....), bắc lên bếp nấu sôi rồi cho chân gà trở lại luộc 5-7 phút.
- Thay nước khác và luộc tiếp chân gà lần 3. Sau đó vớt chân gà ra ngâm vào tô nước lạnh có đá 3-4 phút rồi rửa thật sạch với nước lạnh.
Lưu ý, chân gà luộc 3 -4 lần như thế thì chân gà không những trắng mà còn không bị nức thịt.
Cho chân gà, ớt, tỏi, kiệu đã rửa sạch vào hũ thủy tinh, sau đó đổ nước dấm đã để nguội vào, đậy nắp kĩ, để nơi thoáng mát 2 ngày là có thễ ăn được.
Nếu bạn làm nhiều thì bảo quản chân gà ngâm dấm trong ngăn mát tủ lạnh các bạn nhé.
Nguyên liệu:
- 1kg bắp bò, chọn phần bắp hoa hoặc lõi rùa nhiều gân sẽ ngon hơn (bắp bò lọc hết phần mỡ bám quanh)
- Nước mắm ngon
- Dấm gạo; đường trắng; nước lọc; một ít hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, tỏi, ớt chỉ thiên
- Ngoài ra bạn cần chuẩn bị một lọ ngâm bằng thủy tinh, khổ vừa miếng bắp bò chứ đừng quá to sẽ tốn nước mắm mà không ngập được mặt thịt khi ngâm
Thực hiện:
Đong nước mắm, đường, dấm, nước lọc theo tỷ lệ: 2:2:1: ½. Tức là 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa dấm gạo và ½ thìa nước lọc cho vào nồi để đun. Lượng mắm pha nhiều hay ít sẽ phù hợp với thể tích lọ và lượng bò ngâm.
- Vị mặn nhạt của mỗi loại nước mắm có khác nhau nên khi pha hỗn hợp này bạn có thể điều chỉnh chút xíu sao cho vừa miệng. Dùng một nửa số tỏi và ớt bạn chuẩn bị, tỏi thái lát, ớt đập hơi dập để đun cùng với mắm, một nửa còn lại để nguyên để cho vào khi ngâm.
- Khi đun hỗn hợp mắm bạn để ý lửa vì mắm sôi rất dễ trào. Mắm sau khi sôi, đường tan hết bạn tắt bếp và để cho mắm thật nguội rồi mới tiến hành dùng để ngâm bắp bò.
Cho bắp bò đã làm sạch vào nồi, thả vào nồi một miếng gừng bằng đốt ngón tay cái đập dập, 2-3 nhánh hoa hồi và thảo quả đập dập, miếng quế và một xíu muối tinh và đổ nước ngập mặt thịt để luộc.
Luộc bắp bò nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dày của miếng bắp bò nhưng luộc khoảng 30 phút bạn dùng đũa sâm vào miếng thịt bò không thấy chảy ra nước hồng tức là bò đã chín, không cần luộc bò nhừ. Cho bắp bò thả vào bát đá lạnh để bắp bò nguội mà không bị thâm phía ngoài.
Bắp bò và mắm phải thật nguội bạn mới tiến hành cho vào lọ để ngâm. Lọ phải tráng sạch bằng nước sôi để ráo. Sau đó cho bò vào lọ, đổ hỗn hợp mắm pha cho ngập mặt chỗ bắp bò, thả nốt phần tỏi và ớt tươi bạn chuẩn bị vào lọ. Nếu bò nổi lên trên bạn dùng que tre để ấn giữ hoặc dùng đĩa sứ, miếng nam tre chèn lên trên, bò ngập trong mắm mới không bị hỏng.
Đậy kín lọ và ngâm bò từ 5-7 ngày là có thể dùng được. Khi dùng bạn dùng dao sắc và thái bò thành những lát thật mỏng. Lựa phần bắp nhiều gân sẽ làm cho những lát bò khi ăn vừa có độ dai mà lại thấm vị mặn ngọt rất thú vị
Với cách làm bắp bò ngâm mắm này, đảm bảo bạn sẽ có một món ăn ngon đãi khách. Trong những ngày Tết bạn có thể đem ra ăn kèm khi uống bia, rượu đãi khách.
Nguyên liệu:
- Tai lợn
- Dấm gạo
- Đường, muối
- Ớt, tiêu hạt, hành khô, tỏi, gừng
Thực hiện:
Tai lợn cạo sạch lông, dùng dấm và muối hạt chà sạch hết chất dơ, nếu cảm thấy chưa sạch thì cắt bỏ phần lỗ trong của tai để đảm bảo món ăn không còn mùi hôi. Đun một nồi nước sôi cho gừng đập dập, hành khô thái lát, ít hạt tiêu và một thìa con nước mắm để luộc tai lợn. Tai lợn bạn không nên luộc chín vì như thế ngâm sẽ nhớt mà chỉ cần luộc thấy tai chín là được.
Tai lợn sau khi luộc chín xong thả ngay vào bát nước lạnh để tai giữ được độ săn của bề mặt. Tai nguội thì vớt ra để ráo.
Thái lát hành, tỏi, ớt (ớt rũ bỏ bớt hạt) chuẩn bị sẵn.
Cho dấm, đường tỷ lệ 2 bát con dấm thì dùng 1.5 bát con đường cùng với 1/3 thìa con muối (loại thìa ăn phở) đun sôi, đường muối hoà tan. Lượng hỗn hợp này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thể tích lọ ngâm và lượng tai heo bạn ngâm, nhưng bạn phải chuẩn bị sao cho dung dịch ngâm phải đủ ngập mặt lỗ heo khi cho vào lọ.
Sau khi hỗn hợp dấm, đường, muối nguội hoàn toàn, tai heo luộc chín và ráo nước. Bạn cho tai heo, ớt, hành, tỏi đã thái lát, tiêu hạt và dấm đường vào lọ thuỷ tinh để ngâm.
Nếu bạn muốn có thành phẩm sớm thì bạn thái lát tai heo rồi mới ngâm thì khoảng sau 3 ngày là có thể ăn được.
Còn nếu ngâm nguyên thì 5-7 ngày là tai heo ngâm dấm đem ra dùng.
Nguyên liệu:
Thịt chân giò: 2 cái (khoảng 700gr)
Tỏi, ớt, đường, mắm, tiêu hạt, hành khô
Thực hiện:
- Thịt chân giò làm sạch, dùng chỉ quấn quanh để bó chặt thịt chân giò lại (càng quấn chặt tay càng tốt).
- Đổ nước ngang mặt thịt, cho lên bếp đun sôi. Vớt thịt ra rửa cho sạch bọt bẩn. Cho nước mới vào luộc thịt sôi khoảng 25 phút với một ít gia vị, hạt nêm và 1 củ hành đập dập. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá cho đến khi thịt thật nguội.
- Pha 450ml nước mắm với 150ml nước lọc và 400gr đường. Cho lên bếp đun sôi lăn tăn, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan, sau đó thả ớt, tỏi và tiêu hạt vào, tắt bếp, để cho thật nguội.
- Cho thịt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước mắm ngập mặt thịt. Đậy kín lắp lọ rồi cất nơi thoáng mát khoảng 4-5 ngày là ăn được. Khi thịt đã ngấm mắm, thì vớt ra cho vào tủ lạnh để bảo quản và ăn dần.
Lưu ý:
- Lọ thủy tinh cần phải thật sạch, nên luộc qua và phơi khô để tránh việc khi ngâm chân giò, nước ngâm sẽ bị nổi váng và nhanh hỏng.
- Nếu cẩn thận hơn thì sau khi ngâm thịt với mắm được 1 ngày. Đổ nước mắm ra và đun sôi lăn tăn lại, để cho thật nguội và lại đổ vào thịt để ngâm.