Kiều Minh Tuấn rất chăm chỉ bào bếp, khiến người hâm mộ không khỏi ngưỡng mộ về tài đảm của "ngôi sao phòng vé" này!
Kiều Minh Tuấn không chỉ là diễn viên nổi tiếng, "ngôi sao phòng vé", trong cuộc sống đời thường anh còn là người đàn ông của gia đình. Anh rất chăm chỉ vào bếp và nấu nhiều món ăn ngon cho bạn gái lâu năm là diễn viên Cát Phượng cũng như người thân cùng thưởng thức.
Mới đây, Kiều Minh Tuấn khoe nhẹ món bún ốc nguội do anh trổ tài vào bếp. Cát Phượng nhanh tay là người bình luận đầu tiên khen “ngon ngon” sau khi anh đăng tải bài viết.
Món bún ốc nguội do Kiều Minh Tuấn trổ tài với những nguyên liệu đơn giản và gần gũi
Bún ốc nguội Hà Nội từ lâu đã trở thành món ngon có tiếng với sợi bún mềm, nước dùng thơm, thanh đạm, ăn kèm với ốc dai dai cùng với mắm ớt cay.
Trong những ngày nắng nóng thì món bún ốc nguội thơm ngon, đậm đà sẽ là món ăn giải nhiệt rất hiệu quả. Bình thường, món bún ốc nguội truyền sống không ăn kèm rau, nhưng vì khẩu vị riêng nên Kiều Minh Tuấn ăn bún ốc nguội kèm các loại rau tía tô, xà lách, bắp chuối thái sợi.
Không chỉ biết nấu ăn ngon, nam diễn viên còn rất khéo léo trong việc trang trí các món ăn sao cho đẹp mắt, hấp dẫn.
Món thịt luộc đơn giản nhưng rất bắt mắt, ăn kèm với các loại rau sống chấm tương đậu
Và món yêu thích của anh là món đùi gà hầm khoai lang tím béo ngậy
Một lần, Kiều Minh Tuấn đích thân ᵭi chợ, tự ướp ʋà chiên thịt xá xíu ᵭể nấu một tô hủ tiếu Sa Đéc ngon miệng ngon mắt như ngoài tiệm.
Anh khoe thành quả không kém ngoài hàng. Điểm khác biệt lớn nhất của hủ tiếu Sa Đéc là nằm ở sợi hủ tiếu màu trắng sữa, cọng to, mềm dai vừa phải, không bị bở.
Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn làm rất nhiều món ngon hút mắt, đưa cơm, càng thể hiện anh là một mẫu đàn ông của gia đình.
Cá bống kho tiêu.
Thịt kho trứng cút là những món ăn ngon cực đưa cơm.
Đuôi lợn hầm củ quả bổ dưỡng.
Hay các món trộn, món gỏi Thái cũng không làm khó được Kiều Minh Tuấn.
Để làm được món bún ốc nguội giống Kiều Minh Tuấn rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây: 1. Nguyên liệu a) Phần ốc - 1 kg ốc nhồi hoặc ốc mít. - Nước vo gạo, 1-2 quả ớt thái lát, chút bỗng (bã) rượu để ngâm ốc. b) Phần nước riêu ốc nguội: - 750 - 800 gram xương lợn (nên chọn xương bay để nước dùng trong) - Nước luộc ốc. - Dấm bỗng nếp. c) Phần nước màu: Làm để dùng dần. - 8 thìa canh mỡ lợn hoặc dầu ăn (mỡ lợn thơm hơn). - 4 thìa canh ớt bột. - 2 quả cà chua. - 2 thìa cà phê muối. - 1 thìa canh hành khô, băm nhỏ. d) Nguyên liệu khác: - 1 kg bún - Rau ăn kèm (Bún ốc nguội truyền thống thì không ăn kèm rau. Tùy theo khẩu vị mỗi người mà thêm vào): Tía tô, xà lách, bắp chuối rửa sạch, vẩy ráo nước. - Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm. 2. Cách làm: a) Cách làm ốc: - Ngâm ốc trong thau kim loại (sẽ nhả bùn nhanh) cùng nước vo gạo kèm vài ớt tươi, thêm chút bỗng rượu trong 2-3 giờ để nhả hết bùn bẩn, khử mùi tanh mà ốc lại béo. Rửa sạch ốc. - Tiếp đến, cho ốc vào nồi đổ thêm 250ml nước và 100ml bỗng rượu xăm xấp, đun sôi bồng lên thì mở vung, hạ lửa, rồi tăng lửa bồng lên đến khi ốc mở miệng bong vảy là vừa đủ chín (ốc giòn ngon), tắt bếp, vớt ra. - Chặt trôn khều ốc, bỏ ruột đen, để riêng vào bát. - Nước luộc ốc giữ lại, lọc lấy nước trong, để riêng. b) Cách làm nước riêu ốc: Là sự kết hợp hài hòa của nước ninh xương lợn ngọt trong, nước luộc ốc và dấm bỗng nếp chua thanh - Cách ninh nước xương lợn + Ngâm xương cùng nước ấm (hoặc nước vo gạo càng sạch) và muối hạt 1 giờ để loại bỏ tạp chất, sạch máu, rửa sạch. Tiếp tục cho xương vào chần, rửa sạch lại lần nữa. + Cho xương vào nồi sâu cùng lượng nước vừa đủ, thêm chút muối, vài củ hành tím, đun sôi, hớt bỏ bọt, hạ nhỏ lửa lăn tăn, hé mở vung ninh từ 2,5 giờ để lấy nước dùng ngọt tự nhiên, thanh trong. Thỉnh thoảng hớt bỏ bọt. + Khi đã ninh xong, lọc nước xương trong thanh. - Pha nước riêu ốc: Kết hợp nước ninh xương (đã lọc) với nước luộc ốc (đã lọc) và thêm từ từ dấm bỗng (theo khẩu vị), đun sôi và nêm nếm gia vị (muối, mắm, hạt nêm theo khẩu vị gia đình), tắt bếp, để nguội. c) Cách làm nước màu: - Cà chua bổ đôi chần qua nước sôi, bóc vỏ, dằm nhuyễn. - Phi thơm hành khô và mỡ lợn, cho cà chua vào xào cho tới khi vơi bớt nước và hơi sánh thì cho ớt bột vào chưng, nêm muối. Tắt bếp để ớt ngấm mỡ vài phút, tiếp tục bật bếp chưng lại lần nữa để lên màu tự nhiên, đẹp và thơm mùi đặc trưng. d) Trình bày và thưởng thức - Múc ốc vào bát chiết yêu, thêm nước riêu ốc điểm xuyết chút nước màu. Bên cạnh xếp bún đồng xu, kèm nước màu và rau thơm (tùy chọn). - Cách thưởng thức của người Hà Nội xưa: Gắp một miếng bún đồng xu nhỏ chấm vào ớt chưng đưa vào miệng, dùng thìa múc nước dùng kèm ốc lên và thưởng thức. Sự hòa quyện các mặt đối lập tạo nên món ăn tinh túy của Kinh kỳ: Ốc béo ngậy, giòn kết hợp với bún mềm, ớt chưng cay cay kết hợp với chua dịu nhẹ của dấm bỗng nhanh chóng chiếm cảm tình của người thưởng thức. e) Chú ý: - Việc xử lý kỹ xương sẽ giúp cho nước dùng thơm, thanh, trong. - Khi ninh xương không nêm hạt nêm vào vì hạt nêm làm từ xương khi hầm sẽ tan ra làm đục nước dùng. - Luộc và hấp ốc đủ chín tới sẽ giòn, thơm, béo. Không luộc lâu quá sẽ dai và bị đứt thân. - Dấm bỗng có vị chua thanh dịu nhẹ, phảng phất hương rượu nên khử mùi tanh của ốc giúp món ăn trở nên hoàn hảo, đúng vị. - Ốc mang tính hàn nên ăn kèm với gia vị cay nóng của nước màu ớt chưng tạo nên sự hài hòa. |