Cuộc thương lượng với nhà chồng chị gái tôi diễn ra rất thuận lợi, họ dễ dàng đồng ý để chúng tôi nuôi cháu gái. Lúc đưa cháu ra cửa về nhà, tôi mang theo luôn cả bộ chăn gối cưới mà chị đã dùng, không muốn nó bị đối xử như vậy.
Chị gái tôi bất hạnh qua đời ở tuổi 34 vì bệnh hiểm nghèo, khi còn cả cuộc đời dài phía trước. Gia đình tôi đau xót khôn nguôi, cháu gái tôi phải mồ côi mẹ. Chị chỉ để lại một cô con gái năm nay 5 tuổi, gia đình tôi dự định sẽ đến nhà thông gia đề nghị đón cháu về chăm sóc, nuôi dưỡng. Chúng tôi sẽ không để cháu thiệt thòi bất cứ điều gì.
3 tháng sau khi chị gái qua đời, tôi đưa mẹ đến nhà chồng chị ấy để bàn chuyện về cháu gái. Vừa bước vào sân, chúng tôi thấy anh rể đang dọn dẹp nhà cửa. Anh soạn đồ đạc không dùng đến nữa vứt ra sân, chuẩn bị mang bỏ. Tôi lặng người khi thấy cả bộ chăn gối cưới của anh chị, món đồ mà anh chị vẫn dùng mấy năm qua.
Tôi cố kiềm chế để không bật khóc vì thương chị gái. (Ảnh minh họa)
Thấy tôi nhìn chằm chằm bộ chăn gối cưới vẫn còn dùng tốt ấy, anh rể thở hắt ra:
- Người mất thì đã mất rồi, người sống vẫn phải sống thật tốt, dì nói có phải không? Anh muốn bỏ đi vì sợ mỗi ngày nhìn thấy lại nhớ về quá khứ. Cái cũ đi thì cái khác mới có thể tới chứ!
Tôi cố kiềm chế để không bật khóc vì thương chị gái. Tôi chưa thấy ai để quên đi nỗi nhớ về người quá cố mà quăng ném, đối xử với những món đồ liên quan đến họ như cách anh rể làm. Trước đây từng nghe chị gái tâm sự anh rể sống vô tâm không mấy chăm lo đến vợ con, giờ chị vừa mất anh đã làm ra hành động này…
Cuộc thương lượng với nhà chồng chị gái tôi diễn ra rất thuận lợi, họ dễ dàng đồng ý để chúng tôi nuôi cháu gái. Lúc đưa cháu ra cửa về nhà, tôi mang theo luôn cả bộ chăn gối cưới mà chị đã dùng, không muốn nó bị đối xử như vậy.
Về nhà, tôi tháo vỏ gối, vỏ chăn ra định giặt sạch sẽ, phơi khô rồi cất đi. Không thể ngờ được khi tháo vỏ gối ra thì thấy một lá thư ghi vài dòng chữ của chị gái: “Nếu chồng được những dòng này, hãy mang lá thư cho mẹ em, bảo bà đưa cho chiếc phong bì mà em từng gửi. Nếu người đang đọc không quen biết tôi, xin hãy vứt lá thư này vào thùng rác”.
Tôi vội vàng đưa tờ giấy cho mẹ, bà mới giật mình nhớ đến chị gái từng gửi mẹ một chiếc phong bì. Theo những lời chị viết, chiếc phong bì chỉ dành cho anh rể khi anh là người đọc được dòng chữ chị để lại. Bởi thế chúng tôi liền mở ra xem thì giật mình thấy bên trong là một tấm thẻ ngân hàng cùng với mật khẩu. Nhà tôi kiểm tra phát hiện bên trong có đến 3 tỷ đồng!
Ai ngờ anh rể nhường cả quyền nuôi con cho nhà ngoại, cũng vứt hết chăn gối cưới kỷ niệm của hai người. (Ảnh minh họa)
Có lẽ chị tôi gửi chiếc phong bì này cho mẹ vào thời điểm chị biết mình bị bệnh hiểm nghèo. Dù trong thời gian chung sống anh rể khiến chị phải buồn nhiều nhưng vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa, số tiền tích góp được chị vẫn muốn để lại cho anh nuôi con. Dẫu sự thật là khi sống chung anh và nhà chồng không khiến chị tin tưởng đến mức phải tích góp vốn riêng như này.
Ai ngờ anh rể nhường cả quyền nuôi con cho nhà ngoại, cũng vứt hết chăn gối cưới kỷ niệm của hai người. Rõ ràng không dưng mà chị tôi lại để lá thư vào gối. Nếu anh tưởng nhớ chị thì sớm muộn cũng sẽ phát hiện ra lá thư. Chị muốn thử lòng chồng, tiếc là anh rể lại không vượt qua bài kiểm tra nhỏ của vợ.
Nếu tôi không phát hiện ra lá thư, một lúc nào đó khi mẹ nhớ đến chiếc phong bì kia thì số tiền ấy cũng vẫn còn nguyên và thuộc về gia đình tôi. Chị tôi đã tính toán chu đáo cả rồi… Nghĩ đến lòng người ấm lạnh, tôi tự nhủ phải yêu thương cháu tất cả phần của bố mẹ con bé, để chị được yên lòng…