Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi có phải thụ thai thành công?

Thùy Dương. - Ngày 24/03/2021 14:20 PM (GMT+7)

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi xảy ra ở bước thứ 2 trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Vậy hiện tượng này là gì và đó có phải là dấu hiệu báo thụ thai thành công hay không?

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi là gì?

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi là một hiện tượng xảy ra ở bước thứ 2 của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, giải quyết vấn đề vô sinh. Thụ tinh trong ống nghiệm gồm 2 bước:

- Lấy trứng ra khỏi cơ thể mẹ, thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm.

- Trứng đã được thụ tinh – gọi là phôi thai sẽ được đưa lại vào tử cung của mẹ. Tại đây phôi thai sẽ bám vào tử cung và phát triển tiếp.

Ở bước thứ 2 này sẽ xuất hiện hiện tượng xì hơi sau khi chuyển phôi. Có nhiều trường hợp thai không thể bám được vào tử cung, thụ thai không thành công.

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi có phải thụ thai thành công? - 1

Chuyển phôi (Ảnh minh họa)

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi có phải thụ thai thành công

Như đã nói, hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi là hiện tượng xuất hiện ở bước thứ 2 của quá trình thụ tinh nhân tạo. Và hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi báo hiệu phôi đã bám vào lớp niêm mạc tử cung và đã thụ thai thành công, mẹ đã mang thai.

Sở dĩ có hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi là do khi phôi thai bám thành công, mẹ mang thai, nội tiết tố progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột của mẹ. Điều đó làm cho nhu động ruột dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, từ đó sinh ra khí làm mẹ bầu xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi.

Tuy rằng hiện tượng xì hơi nhiều sau chuyển phôi là dấu hiệu báo hiệu thụ thai thành công, nhưng để đảm bảo chắc chắn thì mẹ bầu vẫn cần nhờ đến sự khám, kiểm tra của bác sĩ từ đó có những kết luận chính xác nhất.

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi có phải thụ thai thành công? - 2

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi báo hiệu phôi thai đã làm tổ thành công trong tử cung (Ảnh minh họa)

Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi có nguy hiểm không?

Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến mẹ và em bé. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sự thoải mái và tự tin của mẹ bầu.

Cách hạn chế xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi

Mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau đây để giảm thiểu tình trạng xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi.

- Ăn nhiều bữa và uống nhiều nước

Để tránh hiện tượng chướng khí ở dạ dày gây nên hiện tượng xì hơi, các mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày, không để cho dạ dày quá nó hay quá đói sẽ khiến do phần chướng khí trở nên nghiêm trọng hơn và khiến mẹ bầu xì hơi nhiều. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần uống nhiều nước, thúc đẩy đi nặng giảm chướng khí ở dạ dày.

- Ăn sữa chua giảm xì hơi

Sữa chua có chứ protein, đường, vitamin C, D, kẽm…và đặc biệt có men vi sinh probiotics có tác dụng hỗ trợ đường ruột, kích thích các vi khuẩn có lợi hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu nhiều vấn đề đầy hơi, chướng khí.

- Dinh dưỡng nhiều rau củ

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết… Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe manh, tránh được táo bón, đầy bụng…

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi có phải thụ thai thành công? - 3

Bổ sung thêm nhiều rau củ quả trong bữa ăn (Ảnh minh họa)

- Vận động nhẹ nhàng

Xì hơi không phải là vấn đề nghiêm trọng khi mới mang thai, mẹ không nên nằm một chỗ, nên vận động nhẹ nhàng, đi lại để thoải mái cơ thể cũng như tinh thần.

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để hiểu thêm về hiện tượng này cũng như cách xử lý.

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung để chờ trứng và thụ thai?
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung để chờ trứng và thụ thai? Hầu hết tinh trùng sẽ chết ở cổ tử cung trong vòng từ 24 - 48 giờ đồng hồ, nhưng...

Thùy Dương.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hạnh, 32 tuổi, chưa có ý định kết hôn song lo khi gặp được ý trung nhân thì đã quá tuổi sinh con, quyết định đến bệnh viện trữ đông trứng.

Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm