Cuộc sống càng hiện đại, môi trường ô nhiễm, không khí độc hại khiến nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới hoang mang về vấn đề sinh sản, đặc biệt là tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Dưới đây là những cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không rất đơn giản mà bất kì cặp vợ chồng nào cũng nên tìm hiểu.
Theo báo cáo y học, biểu hiện vô sinh là khi cả hai người giao hợp thường xuyên, không sử dụng biện pháp tránh thai trong 1 năm nhưng không thấy thụ thai hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng bị sảy thai. Một số trường hợp bị vô sinh thứ phát (ở cả nam lẫn nữ), có nghĩa là chưa bao giờ có con, cũng có thể là vô sinh thứ phát, có nghĩa là đã từng có con nhưng sau đó không có con được nữa.
Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không bằng việc đi khám
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể là do việc sinh hoạt tình dục sai cách bởi hai vợ chồng tính sai ngày (quan hệ vào những ngày không có khả năng thụ thai cao). Song đa số đều là do nguyên nhân thực thể, khoảng 40% nam giới bị vô sinh, 40% nữ giới bị vô sinh, 20% là do cả hai bên.
Nếu hơn 1 năm quan hệ tình dục liên tục mà không mang thai, vợ chồng cần phải đến gặp bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Việc khám xem mình có bị vô sinh không để đánh giá khả năng có con là rất quan trọng của các cặp vợ chồng. Kiểm tra vô sinh sẽ bao gồm các khâu khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm kiểm tra nguyên nhân tại sao bệnh nhân không thể có con hoặc có nguy cơ vô sinh hay không để bác sĩ có các biện pháp kịp thời. Tuy vậy, vẫn có một số cách nhận biết mình có bị vô sinh không trước khi đến các cơ sở y tế điều trị.
7 cách nhận biết vô sinh ở phụ nữ
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt phản ánh rất nhiều sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoại trừ những tác động thường ngày như dùng thuốc tránh thai, ốm sốt, thức khuya…khiến chu kỳ không ổn định thì những dấu hiệu sau đây nếu diễn ra trong thời gian dài có thể khiến phụ nữ bị vô sinh, hiếm muộn.
+ Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ bình thường của một người phụ nữ sẽ kéo dài 25-35 ngày, không nên quá ngắn hoặc quá dài, tháng đến sớm, tháng đến muộn. Đó có thể là các dấu hiệu của bệnh như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết tố…làm ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và thụ thai.
+ Lượng máu mỗi kinh nhiều, kéo dài hơn 7 ngày: Thông thường, ở mỗi chu kỳ sẽ máu khoảng từ 3-7 ngày. Nếu như qua 7 ngày hoặc 10 ngày vẫn còn ra máu kinh thì chị em nên chú ý.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến nhiều phụ nữ bị vô sinh. (Ảnh minh họa)
+ Thống kinh: Là hiện tượng bị đau bụng dưới mỗi ngày hành kinh, tùy theo thể trạng mà mức độ đau khác nhau. Bị thống kinh vốn là hiện tượng phổ biến nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung gây tắc vòi trứng, trứng không rụng được dẫn đến vô sinh.
+ Vô kinh (không có kinh nguyệt): Bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Trong đó, vô kinh nguyên phát là chưa bao giờ có kinh nguyệt, vô kinh thứ phát là đã có nhiều hơn 3 chu kỳ hoặc chu kỳ bị gián đoạn.
- Ra khí hư bất thường: Nếu khí hư có màu trứng trong hoặc hơi ngả vàng, có mùi tanh nhẹ hoặc không có mùi được cho là bình thường. Nếu như khí hư có màu xanh, vàng hoặc mùi hôi khó chịu kèm theo ngứa rát vùng kín có thể là do bị viêm nhiễm phụ khoa, nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
- Ngực kém phát triển: Là biểu hiện của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Sự thiếu hụt này khiến buồng trứng hoạt động không hiệu quả, tác động đến khả năng mang thai của người phụ nữ.
- Tiết dịch trắng ở ngực: Nếu như không trong giai đoạn cho con bú hoặc phụ nữ chưa có con mà ngực bị tiết dịch là do hiện tượng prolactin trong máu tăng cao làm mất cân bằng nội tiết tố và làm ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến các chức năng của buồng trứng.
- Mất cân bằng nội tiết: Bao gồm các triệu chứng như giảm ham muốn tình dục, rậm lông, mụn trứng cá mãn tính, stress liên tục, tăng cân nhanh và đột ngột…
Vô sinh ở nữ giới có rất nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. (Ảnh minh họa)
- Sảy thai liên tiếp 3 lần: Thường gặp ở khoảng 10%-20% phụ nữ. Nếu bị sảy thai 3 lần liên tiếp, khả năng bị vô sinh là rất cao.
- Một số triệu chứng đau: Đau khi quan hệ tình dục nhưng không phải lần đầu, đau thường xuyên khi quan hệ, đau phình nhỏ bụng dưới hoặc đau vùng chậu…
10 cách nhận biết vô sinh nam giới
Nhận biết vô sinh ở nam giới thông qua những dấu hiệu sau:
- Bao quy đầu dương vật: Có cảm giác như bị sưng, tây đỏ, bị đau, mọc mụn, viêm nhiễm lở loét.
- Tinh hoàn: Nếu tinh hoàn có một số triệu chứng bất thường như nổi khối u, tinh hoàn quá nhỏ, đau tinh hoàn chứng tỏ nam giới có khả năng bị vô sinh.
- Đau khi xuất tinh: Sau mỗi lần quan hệ, nếu quan sát ký sẽ thấy tinh trùng có máu ra bất thường hoặc màu đục khác lạ.
- Phần bìu: Bị đau, sưng phồng hoặc sưng tấy đỏ, có thể đây là biểu hiện của bệnh viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn làm nam giới vô sinh.
- Xuất tinh sớm: Một số nam giới thường xuyên gặp phải tình trạng “chưa đi chợ đã hết tiền” (chưa quan hê đã xuất tinh) hoặc số ít vừa mới quan hệ đã xuất tinh làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng dẫn đến khó có thể sinh con.
Giảm ham muốn tình dục cảnh báo nguy cơ vô sinh ở nam giới. (Ảnh minh họa)
- Chứng rối loạn cương dương: Là hiện tượng khi giao hợp, dương vật không có khả năng cương cứng để thực hiện. Thậm chí, một số nam giới còn bị liệt dương, di tinh.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Kèm theo cảm giác buốt rát sau mỗi lần đi tiểu có thể là biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang gây vô sinh nếu không được xử lý kịp thời.
- Giảm ham muốn tình dục: Ham muốn “chuyện ấy” của nam giới thường cao hơn nữ giới nhưng nếu như không có mong muốn quan hệ tình dục hoặc ham muốn tình dục thấp có thể họ đang gặp vấn đề về xuất tinh.
- Hút thuốc lá: Gây ảnh hưởng trực tiếp đến biến chứng vô sinh của nam giới.
- Vấn đề về cân nặng: Bao gồm cả thiếu cân và thừa cân, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh.
Trên đây chỉ là một số cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không tại nhà, để chắc chắn hơn tình trạng của mình, các cặp đôi nên đến trực tiếp gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Cần nhớ rằng, việc điều trị vô sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nhẫn nại từ 2 phía. Vì vậy, vợ chồng hãy tự xây dựng cho mình tâm lý thật thoải mái và kế hoạch thăm khám ngay từ ban đầu.