Nhìn con trai lớn tuổi mà chưa có con nối dõi, bảo sao bố mẹ chồng không lo. Nói ra nói vào mãi, cuối cùng con dâu nổi nóng, bảo thẳng vào mặt: "Chuyện của chúng tôi, ông bà đừng xen vào. Ông bà chỉ cần kiếm tiền cho tôi tiêu, còn lại đừng can thiệp".
Cuối tuần vừa rồi, tôi đưa cháu nội về quê thăm nhà. Vừa bước vào sân, tôi thấy mẹ mình và bác Hoa, hàng xóm thân thiết, đang ngồi dưới giàn nho uống trà trò chuyện rôm rả. Sau khi chào hỏi, tôi để cháu chơi ngoài sân, còn mình thì ngồi xuống cùng hai người.
Mẹ và bác Hoa nói chuyện một hồi, bác Hoa bỗng cúi người ghé sát vào mẹ tôi, giọng hạ thấp đầy bí ẩn:
- “Bà biết chuyện ở nhà trưởng thôn Trường Quý chưa? Nghe nói tối qua cãi nhau ầm ĩ, suýt nữa thì đánh nhau đấy!”.
Mẹ tôi lập tức tò mò:
- “Lại chuyện gì nữa? Sao mà cãi nhau ghê thế?”.
Bác Hoa nhấp một ngụm trà, giọng như thêm phần nghiêm trọng:
- “Còn gì ngoài chuyện con trai họ cưới vợ 5 năm mà chưa có cháu. Cô con dâu cứ nói thẳng là không muốn sinh con.
Ông bà ấy sốt ruột lắm, quanh làng ai cũng bồng cháu bế chắt, mà nhà họ thì chẳng có lấy một mụn cháu để bế. Nhìn con trai lớn tuổi mà chưa có con nối dõi, bảo sao không lo. Nói ra nói vào mãi, cuối cùng con dâu nổi nóng, bảo thẳng vào mặt: ‘Chuyện của chúng tôi, ông bà đừng xen vào. Ông bà chỉ cần kiếm tiền cho tôi tiêu, còn lại đừng can thiệp!’.
Ông bà nhà trưởng thôn cùng cậu con trai ai cũng sót ruột muốn có cháu. (Ảnh minh họa)
Bà nghe thử xem, thế có khác nào xát muối vào tim người ta? Ngày trước, để cưới được cô con dâu này, nhà trưởng thôn phải vét sạch gia sản. Cô ấy đòi sính lễ cao nhất làng, còn bắt phải mua nhà trên phố, lại phải trả đủ tiền mặt.
Hai ông bà phải vay mượn khắp nơi, cuối cùng mới đủ tiền lo sính lễ và trả cọc nhà. Vậy mà giờ, tiền trả góp căn nhà hàng tháng vẫn là ông bà ấy gánh. Con dâu thì không làm gì ra tiền, sống dựa vào lương chồng, một tháng chỉ 15 triệu, nhưng lúc nào cũng đòi hỏi. Tôi nghe nói lọ kem dưỡng da của cô ấy cũng vài triệu rồi!”.
Nghe đến đây, tôi không khỏi cảm thấy khó hiểu. Làm sao một người con dâu có thể vô tâm như thế? Bác Hoa tiếp tục:
- “Cháu này, cháu học cao, sống ở thành phố lớn, cháu nói xem, ông bà như vậy có quyền đòi hỏi cháu không? Cô con dâu ấy liệu có quá đáng không?”.
Tôi cẩn thận đáp:
- “Quyền lợi và trách nhiệm luôn phải song hành. Nếu mình nhận quá nhiều từ người khác mà không đáp lại, thì sớm muộn gì cũng phải trả giá. Không ai có thể vừa muốn hưởng mọi lợi ích vừa không gánh chút trách nhiệm nào”.
Nghe vậy, bác Hoa hài lòng gật đầu, quay sang mẹ tôi nói:
- “Đấy, bà nghe con bé nói xem, phải thế mới đúng! Giờ có nhiều người trẻ thật sự không biết điều, cứ nghĩ cha mẹ phải lo mọi thứ, không lo thì bảo ác nghiệt. Lo rồi cũng chẳng biết cảm ơn”.
Lời bác Hoa làm tôi suy nghĩ. Đúng là dạo gần đây, mạng xã hội ngập tràn những câu chuyện về mẹ chồng nàng dâu. Nhưng thực sự mọi mẹ chồng có phải đều ác nghiệt? Hay đôi khi, có những nàng dâu cũng không vừa?
Tôi định bụng sẽ quên câu chuyện ấy, nhưng không ngờ chỉ vài ngày sau, tôi vô tình biết được sự thật về cô con dâu nhà trưởng thôn.
Hôm ấy, tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tình cờ gặp vợ ông trưởng thôn Trường Quý. Bà ngồi một góc, vẻ mặt u sầu. Tôi tiến lại hỏi han, thì bà thở dài:
“Chị à, chị có biết không, hóa ra con dâu tôi từng trải qua một đời chồng và đã sinh con. Mọi chuyện được nó giấu kín, đến cả con trai tôi cũng không hề hay biết. Mãi cho đến một lần tôi vô tình đi ngang qua phòng ngủ, thấy nó đang thay đồ, và nhận ra trên bụng có vết sọc nâu, dấu hiệu rõ ràng của người từng mang thai. Nghi ngờ, tôi quyết định hỏi thẳng. Dưới sức ép của tôi, cuối cùng nó mới thú nhận rằng trước đây đã sinh một đứa con, nhưng vì biến chứng sau sinh nên bị vô sinh thứ phát, giờ không thể có con được nữa”.
Tôi nghe xong mà lặng người. Hóa ra, đằng sau tất cả những lời lẽ và hành động có phần quá đáng của cô con dâu, là một nỗi đau mà cô ấy không muốn ai biết đến.
Giờ thì mọi chuyện đã rõ. Cô ấy có thể hành xử chưa đúng, nhưng sâu thẳm trong lòng là nỗi đau không thể chia sẻ cùng ai.
Tôi về nhà mà lòng trĩu nặng, từng lời kể của trưởng thôn cứ vang lên trong đầu. Hóa ra, nỗi đau lớn nhất của cô con dâu không phải là chuyện bị trách móc hay áp lực từ gia đình chồng, mà là việc không thể sinh con – điều mà cô ấy cũng khao khát nhưng bất lực. Vô sinh thứ phát, một vấn đề không hiếm gặp, đã cướp đi của cô ấy cơ hội làm mẹ lần nữa. Có lẽ, chính vì mặc cảm này mà cô ấy chọn cách hành xử khép kín, thậm chí bất cần, để che giấu sự tổn thương sâu thẳm trong lòng. Hy vọng nhà ông bà Trường Quý hiểu rõ vấn đề của con dâu và dành cho cô ấy sự cảm thông, với công nghệ sinh sản ngày càng hiện đại thì hy vọng dành cho những phụ nữ gặp vấn đề vô sinh thứ phát như con dâu nhà trưởng thôn Trường Quý là hoàn toàn có cơ sở.
Bài tâm sự được từ độc giả có email: tuongvy…87@gmail.com
Vô sinh thứ phát có thể mang thai bằng phương pháp IVF được không?
Ngày nay, với sự phát triển của ngành Y khoa, nhiều người đã chữa trị vô sinh thứ phát thành công với nhiều phương pháp khác nhau. Hiện đại, tỷ lệ điều trị thành công cao chúng ta phải kể đến phương pháp điều trị vô sinh thứ phát thụ tinh trong ống nghiệm - IVF. Vì thế, sẽ thật đáng tiếc, nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng vô sinh thứ phát, nhưng lại không biết đến phương pháp điều trị hiệu quả này.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công điều trị vô sinh thứ phát bằng IVF:
Trên thực tế, tỷ lệ IVF thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi vậy, nếu bạn có ý định điều trị vô sinh thứ phát cần biết đến các yếu tố này. Nhờ đó, trước khi IVF các cặp vợ chồng sẽ chuẩn bị mọi thứ tốt hơn.
- Quy trình IVF: Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra suôn sẻ, đúng kỹ thuật. Đồng thời sức khỏe người mẹ được đảm bảo thì tỷ lệ thành công cao hơn. Đặc biệt kỹ thuật được tiến hành bởi bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
- Chất lượng phôi: Chất lượng, trạng thái phôi thai tốt tỷ lệ mang thai thành công cao hơn là điều đương nhiên. Cũng vì vậy, mà bác sĩ thường đưa từ 2 đến 3 phôi vào trong cơ thể người mẹ nhằm mục đích tăng tỷ lệ thành công.
- Nguyên nhân vô sinh: Nguyên nhân vô sinh càng nghiêm trọng thì tỷ lệ IVF thành công lại càng thấp.
- Tuổi tác: Phụ nữ càng cao tuổi, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm sẽ giảm đáng kể. Thế nên đối với trường hợp phụ nữ cao tuổi thường thực hiện IVF nhờ trứng hiến tặng.
Ngoài ra, lối sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả IVF. Hút thuốc lá, uống rượu làm giảm 50 % tỷ lệ IVF thành công. Đồng thời, cân cũng làm giảm khả năng thụ thai, thế nên những người béo phì cần lưu ý.