Bà mẹ này ngạc nhiên khi phát hiện con gái mới sinh của mình có một điểm lạ so với các bé khác.
Trong thời gian mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều cố gắng bổ sung thật nhiều dinh dưỡng trong thai kỳ vì muốn con sinh ra là một đứa trẻ cứng cáp, khỏe mạnh. Vậy nhưng đôi khi việc mẹ bầu bổ sung quá mức một loại vitamin hay khoáng chất có thể dẫn đến những "hiện tượng lạ" ở thai nhi như trường hợp dưới đây.
Xiao Jiu (sinh năm 1999, sống tại Vân Nam, Trung Quốc) kết hôn vào đầu năm nay và mang thai sau đó không lâu. Vừa mang bầu, cô đã xin phép bố mẹ chồng về nhà mẹ đẻ để tĩnh dưỡng và được chăm chút rất kỹ lưỡng. Cô đặc biệt ăn ngon miệng, ngoài những thực phẩm chính, mỗi ngày Xiao Yi đều ăn thêm rất nhiều trái cây.
Ngoài ra, Xiao Jiu còn chú trọng bổ sung canxi và các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Kết quả kết thúc thai kỳ, bà mẹ 9X tăng cân quá đà còn em bé cũng chẳng vượt chuẩn như vẫn tưởng. Vào ngày sinh, thể lực của Xiao Yi cũng không tốt nên buộc phải sinh mổ.
Xiao Jiu ngạc nhiên khi con mới chào đời đã có răng.
Sau sinh, cô được bác sĩ cho da tiếp da với con. Dù mệt nhưng Xiao Jiu vô cùng hạnh phúc khi thấy con chào đời hồng hào, bụ bẫm. Vậy nhưng đến khi em bé khóc và há miệng lớn, bà mẹ trẻ ngạc nhiên thấy con chưa gì đã có hai chiếc răng. Cô sợ hãi hét toáng lên gọi bác sĩ. Vừa nghe vậy, bác sĩ vội vàng đến kiểm tra nhưng sau đó thở phào rồi cười nói: "Không có vấn đề gì đâu, có những trường hợp mẹ bầu bổ sung dư canxi nên em bé chào đời có răng. Có thể vài ngày là nó sẽ rụng thôi".
Sau đó, bác sĩ cũng cảnh báo Xiao Jiu phải để ý hai chiếc răng nhỏ của con, đề phòng răng gãy và bé nuốt phải. Ngoài ra, cô cũng có thể gặp vấn đề khi cho con bú, nếu quá khó khăn thì có thể đến bệnh viện để nhổ răng sớm cho bé. Nghe vậy, Xiao Jiu mới yên tâm con không gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Tại sao bé sơ sinh đã có răng?
Trường hợp mọc răng từ khi lọt lòng được gọi là "răng ngựa". Đây là hiện tượng hiếm gặp, xác suất chỉ vào khoảng 1/3.000 - 1/2.000 và răng ngựa thường là răng cửa hàm dưới. Chân răng thường nông, gắn với lợi bằng một mô mềm nên rất dễ lung lay.
Hiện tượng "răng ngựa" khá hiếm gặp.
Răng ngựa không giống răng thường nhưng cũng đủ chắc để khiến bé khó chịu hoặc khiến lưỡi bé bị tổn thương khi bú. Bà mẹ có con mọc răng mới sinh cũng cảm thấy khó chịu mỗi lần cho con bú. Thông thường, răng mới sinh sẽ được nhổ trước khi bác sĩ cho em bé về nhà, nhất là trong trường hợp răng lung lay hoặc bé có nguy cơ đẩy răng đó vào trong.
Nếu răng ngựa chưa được nhổ trước khi mẹ và bé được xuất viện sau sinh, gia đình nên chăm sóc răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ lợi và răng của bé. Thường xuyên kiểm tra lợi và lưỡi của bé xem có bị răng làm tổn thương không. Ngoài ra, bạn cũng nên tư vấn bác sĩ nếu răng mới sinh khiến lưỡi bé bị đau hoặc mẹ thấy xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nào khác.
Răng ngựa thường được phát hiện khi bác sĩ làm xét nghiệm sơ sinh. Lúc này, bé sẽ được chụp X-quang nha khoa. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào liên quan đến răng mới sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm và kiểm tra chuyên sâu.