Điều đáng nói, người được đẩy ra ngoài lại không phải là sản phụ.
Cứ mỗi khi người khác nhắc đến chuyện sinh con xong mới biết mình cưới có đúng chồng hay không là chị Trần (sống ở Trung Quốc) lại cười. Tuy ông xã chị ít học hơn người khác, lại chỉ làm bảo vệ với đồng lương ít ỏi nhưng anh thật sự rất tốt với chị.
Chồng chị Trần không những thường dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho vợ, làm tất cả việc nhà để vợ được nhiều thời gian nghỉ ngơi, mỗi lần tăng ca về khuya đều sẽ mua một món ăn gì đó để vợ bầu ăn đỡ đói đêm, thì anh còn nhớ cả lịch khám thai để luôn đưa vợ đi khám cho an tâm.
Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3, chị Trần không thể ngủ ngon vào ban đêm vì phải đi tiểu nhiều lần và hay bị chuột rút ở chân. Cứ mỗi lần thấy chị nhăn nhó đau đớn, ông xã chị lại ngồi dậy xoa bóp cho vợ cả tiếng đồng hồ. Chị than không ngủ được thì anh sẽ thức nghe chị kể lể than thở đủ thứ.
Thấy chồng thương yêu mình vô đối, chị Trần liền đăng ký phòng sinh gia đình để anh được đồng hành cùng chị khi chào đón con gái (Ảnh minh họa).
Có thể nói, chưa cần sinh con thì chị Trần đã biết mình lấy đúng người rồi. Điều này làm chị vô cùng hạnh phúc nên quyết định đăng ký phòng sinh gia đình để sự chào đời của con thêm phần ý nghĩa vì có cả bố tham gia.
Ở ngày thứ 5 của tuần 39, chị Trần đột nhiên bị vỡ ối. Không chần chừ, chị vội gọi ngay cho chồng thông báo và đi tắm gội đầu chuẩn bị đồ đi sinh. Một tiếng sau, chị được ông xã đưa vào bệnh viện. Tại đây, bác sĩ thông báo cổ tử cung của sản phụ đã mở 4 phân nên cần được đưa vào phòng sinh luôn.
Cứ tưởng cuộc sinh nở sẽ diễn ra suôn sẻ, ai ngờ đến tận 14 tiếng sau, chị Trần mới hạ sinh thành công con gái nặng 3,5kg. Thế nhưng, đúng lúc này, phòng sinh bỗng có một “rầm” lớn, cửa phòng bật mở và y tá tất bật đẩy một người ra ngoài. Điều đáng nói, người nằm trên xe đẩy lại chính là ông xã của chị Trần.
Tuy nhiên, vừa nhìn thấy con chào đời đầy máu me thì chồng của chị Trần đã lăn ra ngất xỉu (Ảnh minh họa)
Hóa ra, ông xã của chị Trần đã bị ngất xỉu khi chứng kiến cảnh sinh nở đầy tiếng la hét vì đau đớn của vợ và máu me trên bàn sinh, nhất là khi y tá bế con gái chào đời người toàn máu đưa cho anh bế thì anh đã không thể chịu đựng được nữa, nên lăn ra ngất.
Tuy nhiên, chỉ một lúc sau tỉnh dậy, ông xã của chị Trần đã mau chóng đi tìm vợ, và câu đầu tiên anh nói chính là: “Một đứa con là đủ với chúng ta rồi. Anh không muốn em phải vất vả thêm lần nữa”. Nghe vậy, chị Trần mỉm cười hạnh phúc.
Trên thực tế, có không ít ông chồng bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi vào phòng sinh cùng vợ. Thậm chí, một số anh còn giống như chồng của chị Trần, ngất ngay tại chỗ khi nhìn thấy cảnh vợ sinh con. Mặc dù tâm lý chung thì các mẹ bầu đều muốn có chồng bên cạnh để an ủi động viên mình, để chồng chứng kiến cảnh tượng thiêng liêng khi con chào đời. Song, theoTiến sĩ Michel Oden – chuyên gia sinh sản uy tín người Pháp có hơn 50 năm kinh nghiệm trong phòng sinh - cho biết tốt nhất không nên để người chồng vào phòng sinh cùng vợ vì một số lý do sau:
1. Sự bất an của gười chồng sẽ làm sản phụ mất tập trung
Trong quá trình sinh nở, người mẹ cần tập trung toàn bộ trí lực của mình để lắng nghe và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, sự có mặt của người chồng lại làm sản phụ mất tập trung, từ đó không thể hợp tác tốt với bác sĩ. Chưa kể, một số ông chồng còn nhấp nha nhấp nhỏm vì lo lắng hay sợ hãi càng khiến người mẹ thêm không chú ý, khiến cho quá trình sinh con trở nên kéo dài hay gặp khó khăn hơn.
Tệ hơn nữa, một vài anh còn ngất ngay trong phòng sinh khiến các y bác sĩ phải chia nhau ra, người lo cho sản phụ, người chăm sóc cho người nhà bệnh nhân.
2. Chuyện chăn gối sau sinh bị ảnh hưởng
Chứng kiến toàn bộ quá trình sinh nở của vợ, các anh chồng sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng vì những áp lực trong lúc chuyển dạ của vợ gây ra như thấy vợ đau đớn, chảy máu, la hét, rặn đỏ cả mặt… Áp lực này không dễ gì mất bị và nhiều ông chồng đã trốn tránh chuyện ân ái trong một thời gian dài cho đến khi lấy lại được sự cân bằng về tâm lý.
3. Người chồng bị ám ảnh cảnh vợ sinh con tới mức trầm cảm
Thậm chí, có một vài người đàn ông còn không thể thoát khỏi được cái bóng tâm lý căng thẳng khi chứng kiến toàn cảnh sinh nở của người phụ nữ. Và dù yêu vợ lắm nhưng họ vẫn không thể vượt qua được chính mình, cứ hễ nhìn thấy vợ là mọi khoảnh khắc trong ca sinh ấy lại hiện về rõ mồn một.
Tất nhiên, không phải là anh chồng nào cũng bị yếu tâm lý đến mức bị cảnh vợ sinh con ám ảnh mãi. Có nhiều anh khi tận mắt chứng kiến sự đau đớn của vợ còn yêu thương người phụ nữ của mình hơn. Song, trước khi quyết định cho chồng vào phòng sinh, các chị em nên cân nhắc thật kỹ vì thực tế là đại đa số các anh chồng đều không phù hợp ở bên cạnh vợ khi chuyển dạ.