Mẹ bầu đồ sộ nặng 2 tạ, lo ngay ngáy vì tiền đẻ dự tính hết 350 triệu

Ngọc Linh - Ngày 31/01/2022 09:30 AM (GMT+7)

Bác sĩ cảnh báo ca sinh của bà mẹ này sẽ rất khó khăn, phức tạp và tốn kém.

Béo phì khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, thậm chí có nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả thai nhi. Ca sinh của một bà mẹ thừa cân cũng sẽ rất phức tạp, khó khăn và tốn kém. Như mẹ bầu dưới đây hiện đang hết sức lo lắng vì sắp đến ngày sinh nở. 

Yang Ru (29 tuổi, sống tại thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc) là một người luôn trong tình trạng thừa cân kể từ khi cô dậy thì. Yang Ru đã thử nhiều phương pháp giảm cân khác nhau nhưng đều thất bại. Năm 2015, cô kết hôn và sau khi cưới, cân nặng càng tăng lên vùn vụt. 

Yang Ru có cân nặng 203kg.

Yang Ru có cân nặng 203kg.

Năm 2016, khi mang thai con trai đầu lòng, cô nặng 194kg và đã phải trải qua một ca sinh mổ gây mê toàn thân. Quá trình sinh vô cùng căng thẳng nhưng may mắn cuối cùng hai mẹ con đã "mẹ tròn con vuông". 

Hiện tại, Yang Ru đang mang bầu bé thứ 2. Cô cho biết khi phát hiện mang bầu, bác sĩ đã đưa ra lời khuyên nên bỏ thai vì những rủi ro quá lớn có thể xảy ra với sức khỏe của cô cũng như sự an toàn của em bé. "Con là máu, là thịt của mình, sao tôi có thể bỏ đây", Yang Ru đã bật khóc nức nở khi quyết định giữ con lại. 

Hiện tại Yang Ru đang mang bầu bé thứ 2 ở tháng thứ 8.

Hiện tại Yang Ru đang mang bầu bé thứ 2 ở tháng thứ 8.

Đến nay, Yang Ru đã bước vào tháng thứ 8 thai kỳ. Cân nặng hiện tại của cô là 203kg. Chỉ còn cách ngày dự sinh chưa đầy 1 tháng, Yang Ru đang thấp thỏm không yên. Bác sĩ cảnh báo ca sinh sẽ rất phức tạp, có thể sản phụ sẽ phải gây mê, em bé cũng cần nằm phòng chăm sóc đặc biệt ngay sau khi chào đời. Dự tính chi phí cho ca sinh của Yang Ru sẽ là 100.000 nhân dân tệ (khoảng 352 triệu VNĐ). 

Trong khi đó, hoàn cảnh của gia đình Yang Ru rất khó khăn. Chồng cô làm việc tại công trường còn bản thân mẹ bầu không thể làm gì do thân hình nặng nề, đến di chuyển còn khó khăn. Cả hai đã vay mượn khắp nơi nhưng vẫn không gom đủ tiền đi đẻ. Hiện tại Yang Ru đã gửi đơn nhờ sự hỗ trợ từ bệnh viện và cũng kêu gọi tiền quyên góp từ cộng đồng mạng. 

Mẹ bầu đồ sộ nặng 2 tạ, lo ngay ngáy vì tiền đẻ dự tính hết 350 triệu - 3

Càng gần ngày sinh nở, Yang Ru càng lo lắng vì ca sinh mổ nguy hiểm và tốn kém.

Càng gần ngày sinh nở, Yang Ru càng lo lắng vì ca sinh mổ nguy hiểm và tốn kém.

Mẹ bầu béo phì ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ?

Béo phì gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Đến sản phụ

Béo phì khi mang thai khiến bạn có nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

- Tiểu đường thai kỳ: Là bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn trong tương lai, và tình trạng này có thể di truyền sang em bé. 

- Tiền sản giật: Là một rối loạn liên quan đến cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ. Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật (một tình trạng gọi là sản giật). Một số trường hợp dẫn đến đột quỵ. Trường hợp nặng cần điều trị khẩn cấp để tránh các biến chứng này. Em bé nhiều khả năng phải sinh sớm.

- Ngưng thở khi ngủ: Là tình trạng ngưng thở xảy ra trong thời gian ngắn trong lúc ngủ. Hiện tượng này có liên quan đến béo phì. Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.

Đến thai nhi: 

- Sảy thai: Phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

- Dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.

- Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: Quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện một số vấn đề nhất định đối với giải phẫu của bé trong khi làm siêu âm. Kiểm tra nhịp tim của bé khi chuyển dạ cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi sản phụ bị béo phì.

- Hiện tượng thai nhi quá lớn (Macrosomia): Trong tình trạng này, cơ thể em bé lớn hơn bình thường. Hậu quả làm tăng nguy cơ em bé bị tổn thương trong quá trình lâm bồn. 

- Sinh non: Các vấn đề liên quan đến béo phì khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh non thường không phát triển đầy đủ như các trẻ sinh sau 39 tuần mang thai.

- Thai chết lưu: Mẹ bầu có chỉ số BMI càng cao, thì nguy cơ thai chết lưu càng cao.

Vợ đau đẻ đến mức nói bậy, hành động của chồng khiến bác sĩ sững sờ
Phản ứng của người chồng khiến các y bác sĩ sững sờ rồi lắc đầu ngao ngán.

Tin tức mẹ bầu

Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu