Mẹ chồng tôi thường gọi cho con dâu bảo, đừng hoãn sinh con lâu ngày mà dễ thành hiếm muộn.
Bố mẹ chồng tôi đều là những người có địa vị trong xã hội. Trước đây, kinh tế của họ có tiềm lực nên lo cho chị chồng và chồng tôi ăn học thành tài. Có việc làm ổn định và đã có gia đình riêng, chồng tôi và chị gái anh rất hiếu thảo với bố mẹ.
Những năm trước đây khi chị gái anh kết hôn, bố mẹ chồng còn rất có kinh tế nên cho con gái và con rể 1 khoản hồi môn. Ngoài chiếc 4 bánh gần 2 tỷ, bố mẹ còn cho chị ấy căn nhà mặt đường 15 tỷ. Giờ sau vài năm, căn nhà đó cũng lên giá 25-30 tỷ đồng.
Chỉ có 1 chuyện mẹ chồng hay giục vợ chồng tôi là sinh con sớm vì để lâu sợ khó có con. (Ảnh minh họa)
Mấy năm trở lại đây do bố chồng tôi quá ham cờ bạc nên mẹ anh phải bán 1 mảnh đất ông bà mua được và 1 phần đất nhà đi để trả nợ. Đã vậy 2 ông bà lại về hưu, 1 tháng lương hưu gần 20 triệu của bố chồng phải để dành trả nợ. Hàng tháng mẹ anh chỉ trông chờ vào 15 triệu lương hưu của bà để chi tiêu cho cả gia đình. Thi thoảng, chị chồng tôi cũng gửi cho 1 khoản hỗ trợ bố mẹ thêm.
3 năm nay kể từ khi tôi làm dâu của bà cũng là lúc kinh tế trong nhà nhiều khó khăn. Lúc chúng tôi làm đám cưới, bố mẹ chồng không có tiền để cho 2 con. Để tiện cho việc đi làm, vợ chồng tôi sau cưới phải về nhà ngoại sống 2 năm. Sau đó 2 vợ chồng kế hoạch không dám sinh con để cật lực cày cuốc mới mua được căn chung cư riêng. Khi mua nhà xong, tiền hết sạch nên vợ chồng cũng không tổ chức tân gia.
Biết rõ hoàn cảnh của 2 con khó khăn và mua nhà như vậy nhưng bố mẹ chồng cũng không cho các con được ít nào. Thực sự tôi chưa bao giờ trách cứ họ điều này bởi dù sao kinh tế cạn kiệt, bố mẹ chồng cũng không có để cho, chúng tôi đã trưởng thành thì phải tự lo liệu, cáng đáng hết. Được cái bố mẹ chồng cũng không can thiệp vào cuộc sống riêng của các con nên khá thoải mái. Chỉ có 1 chuyện họ hay giục vợ chồng tôi là sinh con sớm vì để lâu sợ khó có con.
Mẹ chồng tôi thường gọi cho con dâu bảo, đừng hoãn sinh con lâu ngày mà dễ thành hiếm muộn. Lúc ấy lại tốn tiền và mệt mỏi về tinh thần để chữa chạy. Chưa kể sinh con ở tuổi ngoài 30 thường phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường, sảy thai, sinh non, thai lưu, khó sinh, tiền sản giật ở người mẹ, thiểu năng, dị tật ở trẻ...
Cá nhân tôi cũng lường trước được tất cả những điều bà khuyên nhủ nhưng còn phải cày tiền trả nợ mua nhà nên tôi không dám sinh ngay thời điểm này. Vì thế vợ chồng cứ tạm thời hoãn kế hoạch sinh con.
Khi còn đang tập trung làm ăn để trả nốt tiền nợ mua nhà thì mới đây bố chồng lại thua cờ bạc, quyết định bán nốt căn nhà còn lại để trả nợ. Không còn nơi ở, mẹ chồng tôi ngỏ ý đến nhà con trai con dâu vì ngại phiền con gái, con rể phải cưu mang, chăm sóc. Chồng tôi vì hiếu thảo nên anh coi đó là điều hiển nhiên. Nhưng tôi thấy không thoải mái với điều ấy nên nói thẳng:
“Trước bố mẹ cho con gái 15 tỷ, giờ ông bà về đó sống cho thoải mái. Mẹ thương con gái như vậy, sợ chị ấy cực nhọc còn con dâu không cho gì thì lại muốn phải lo cho à. Con thấy mẹ không chỉ thiên vị về tài sản còn thiên vị về tình cảm nữa. Tốt nhất trước mẹ cho ai tiền, yêu quý ai thì giờ cứ về mà ở cùng người đó. Vợ chồng con trả nốt tiền nhà xong sẽ lên kế hoạch sinh con để ưu sinh nhất”.
Không còn nơi ở, mẹ chồng tôi ngỏ ý đến nhà con trai con dâu vì ngại phiền con gái, con rể phải cưu mang, chăm sóc. (Ảnh minh họa)
Nghe con dâu nói vậy, mẹ chồng tôi bẽ mặt không nói thêm điều gì. Tôi hiểu bà thất vọng về con dâu, cho rằng tôi hỗn láo, nhưng tính tôi luôn thẳng thắn vậy. Thật sự, giờ tôi chỉ ước sớm trả hết nợ để vợ chồng sinh con như bao người khác vì cũng sợ hoãn sinh lâu ngày thành hiếm muộn thì nguy.
Hoãn sinh con lâu ngày có thành hiếm muộn?
Nhiều vợ chồng trẻ vì nhiều lý do phải tạm hoãn sinh con bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên họ không biết rằng, hoãn sinh con lâu ngày có thể thành hiếm muộn.
Nguyên nhân là vì phụ nữ khi sinh ra đến lúc kết thúc kinh kỳ, số lượng nãng noan trên buồng trứng không thay đổi, ước tính 300.000 noãn nang. Không phải noãn nang nào cũng có chất lượng. Trung bình mỗi tháng có một noãn lớn lên, trở thành noãn trưởng thành. Quan hệ tình dục thời điểm noãn rụng thì có thể thụ thai.
Ở tuổi 30 trở đi, noãn khuynh hướng giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, việc thụ thai khó khăn hơn. Hơn thế, các bệnh mạn tính có thể xuất hiện nhiều hơn như tiểu đường, tăng huyết áp, ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Tăng huyết áp gây nguy cơ tiền sản giật, sản giật, dẫn tới xuất huyết não. Người có bệnh nền, sử dụng thuốc nhiều cũng khó có cơ hội mang thai, nguy cơ ảnh hưởng gián tiếp đến trẻ trong bụng mẹ.
Thai nhi có thể tử vong, nặng cân bất thường, dị tật bẩm sinh. Một số trường hợp phải chấm dứt thai kỳ sớm để cứu tính mạng người mẹ, trẻ ra đời đối diện nhiều bệnh lý của trẻ non tháng như nhiễm trùng sơ sinh, mù võng mạc...
Nhiều người hiện nay tập trung học hành, công việc..., lập gia đình muộn, sinh con trễ. Muốn sinh con khi đã lớn tuổi rất khó khăn. Nhiều cặp vợ chồng không thể có thai theo đường tự nhiên, buộc phải nhờ đến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Các can thiệp sẽ dẫn đến tỷ lệ cao đa thai, dễ sinh non, sảy thai to...
Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em sau 35 tuổi, sau 6 tháng cố gắng mà chưa có thai cần khám, điều trị tích cực, không nên chờ đợi.