Mẹ vác bụng bầu "khổng lồ" đi đẻ, bé chào đời y tá rần rần xin chụp ảnh

Ngọc Linh - Ngày 29/04/2021 19:00 PM (GMT+7)

Dù kết quả siêu âm chỉ có một bé nhưng ai cũng tưởng bà mẹ này đang mang bầu đôi vì bụng cô quá lớn.

Trong thời gian mang thai, bà mẹ nào cũng cố gắng chăm chút, bồi bổ với hy vọng con chào đời khỏe mạnh, bụ bẫm. Vậy nhưng thực tế những trường hợp sinh con nặng cân như bà mẹ dưới đây không phải lúc nào cũng là điều nên chúc mừng. 

Amber Cumberland (21 tuổi, sống tại Anh) sinh con gái đầu lòng - bé Emilia hôm 16/4 vừa qua. Ca sinh của cô đã gây xôn xao ca bệnh viện vì cân nặng "khủng" của bé khi chào đời. Cụ thể, Emilia nặng gần 5,9kg lúc lọt lòng. Cô bé đã trở thành bé sơ sinh nặng cân thứ 2 ở Anh, chỉ xếp sau một bé nặng 6,4kg sinh vào năm 2012. 

Mẹ vác bụng bầu amp;#34;khổng lồamp;#34; đi đẻ, bé chào đời y tá rần rần xin chụp ảnh - 1

Cô bé Emilia chào đời nặng gần 6kg.

Amber cho biết ở 6 tháng đầu mang thai, em bé trong bụng có cân nặng bình thường như bảng tiêu chuẩn. Vậy nhưng bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là bé bắt đầu "lớn nhanh như thổi". Đến tuần 32, kích thước của bé đã đạt mốc thai nhi 36 tuần. Cùng với đó, bụng Amber cũng phát triển "khổng lồ". 

"Lần nào đi siêu âm, bác sĩ cũng hỏi tôi có phải đang mang thai đôi không dù kết quả siêu âm chỉ thấy một đứa trẻ. Chúng tôi đã nghe câu hỏi đó nhiều đến mức còn nghi ngờ hay thực sự có một bào thai khác đang trốn đâu đó trong tử cung", Amber kể lại.

Bụng bầu "khồng lồ" khiến da bụng Amber bị kéo căng hết mức và rạn nát. Thậm chí nếu cô hoạt động mạnh, da còn nứt ra và chảy máu. Cùng với đó, bà mẹ trẻ cũng bị đau thần kinh tọa khủng khiếp, đặc biệt là ở hông và chân do sức nặng của bụng bầu. Amber cho biết những tháng cuối thai kỳ, cô không thể tự trở mình khi nằm mà phải nhờ sự trợ giúp của chồng. 

Mẹ vác bụng bầu amp;#34;khổng lồamp;#34; đi đẻ, bé chào đời y tá rần rần xin chụp ảnh - 2

Bụng bầu khổng lồ của Amber khi mang thai.

Không chỉ vậy, cân nặng "khủng" của con gái đã khiến Amber phải trải qua một ca sinh đau đớn, vất vả. Quá ngày dự sinh 2 tuần, cô mới có dấu hiệu sinh và quá trình chuyển dạ kéo dài tới 24 tiếng nhưng vẫn không thể sinh thường. 

"Tôi đã rất muốn sinh thường. Tôi thử mọi cách được chỉ để kích thích sinh thường như ăn nửa cân dứa tươi, dùng tinh dầu, thậm chí là cả bấm huyệt. Vậy nhưng khi cổ tử cung mở được 8cm, bác sĩ thông báo không thể cố gắng thêm mà buộc phải sinh mổ vì nếu Emilia tiếp tục lọt xuống dưới mà không ra ngoài được thì sẽ bị kẹt", Amber nói. 

Trong ca mổ, các bác sĩ đã rất vất vả lựa chọn vị trí rạch vì cơ bụng của cô bị tách ra hoàn toàn. Sau khi rạch thành công, 2 bác sĩ đã phải cùng nhau nhấc em bé ra trong khi một nữ y tá giữ lại những bộ phận khác của mẹ. May mắn thay, cuối cùng cô bé nặng kí đã chào đời thành công và khỏe mạnh. 

Mẹ vác bụng bầu amp;#34;khổng lồamp;#34; đi đẻ, bé chào đời y tá rần rần xin chụp ảnh - 3

Mẹ vác bụng bầu amp;#34;khổng lồamp;#34; đi đẻ, bé chào đời y tá rần rần xin chụp ảnh - 4

Các y bác sĩ đều ngạc nhiên trước cân nặng "khủng" của bé.

"Một y tá bế con bé đến trước mặt tôi và cười nói: "Chúc mừng bạn đẻ được một đứa trẻ biết đi nha". Họ nói vậy vì con thực sự rất lớn. Toàn bộ quần áo sơ sinh chúng tôi mang theo đều không mặc vừa mà phải đổi sang đồ cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Các y tá thì phải sang khoa nhi xin bỉm size lớn cho con vì size sơ sinh không sử dụng được. Lúc con được bế ra, nhiều nữ y tá xôn xao ở lại xem cân nặng và xin chụp ảnh bé", Amber chia sẻ kỉ niệm khi sinh con. 

Thậm chí ngay cả chồng Amber đã được chuẩn bị tâm lý rằng con chào đời sẽ nặng cân nhưng khi được trao con vẫn sừng sờ không nói lên lời. 

Sau khi sinh em bé "khổng lồ", bà mẹ trẻ cũng chịu nhiều "di chứng". Cơ bụng bị tách hoàn toàn nên cô đang phải thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi. Lưng và hông Amber vẫn còn đau nhức. Cô cũng không thể bế con bú trong tư thế ngồi vì bé quá nặng và sẽ đè lên vết mổ. Tuy vậy, bà mẹ 21 tuổi cho biết sức khỏe của cô đang hồi phục dần và cảm giác sau sinh nhẹ nhàng hơn nhiều lần so với khi mang thai.

Đặc biệt, con gái tuy nặng cân nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh là điều khiến cô vui mừng nhất. 

Những nguy cơ khi mang thai to

Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta hiện nay là khoảng 3.000 – 3.200g. Đối với các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4.000g trở lên mới gọi là thai to hay thai thừa cân. Ở nước ta, các thầy thuốc sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên con trên 3.500g đã được đánh giá là to.

Khi bầu bí, bà mẹ nào cũng cố gắng bồi bổ với mong muốn con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, thực tế thai quá to cũng không tốt cho cả mẹ và bé: 

- Tăng nguy cơ đột tử thai, sang chấn sản khoa lúc sinh, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu phẫu, hậu sản cho mẹ. 

- Nguy cơ về sau là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp mạn tính với mẹ. 

- Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp cho bé. 

- Nguy cơ bé bị béo phì.

- Rối loạn chuyển hóa sau sinh.

Mẹ bầu Yên Bái 15 tuổi sinh con, em bé toàn thân bọc vảy trắng cùng nhiều vết nứt
Sau khi sinh, em bé khóc to nhưng toàn thân bị bao phủ bởi lớp da dày màu trắng với nhiều vết rạn nứt sâu và chảy máu.
Ngọc Linh (Dịch từ Mirror)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu