Con dâu không những không biết ơn mẹ chồng khi chăm cữ mà còn đi nói xấu về bà với hàng xóm xung quanh.
"Tôi đã hy sinh rất nhiều thứ để chăm sóc con dâu sau khi sinh, nhưng giờ đây tôi lại trở thành người mà cô ấy căm ghét nhất”. Bà Lý, 61 tuổi, ngồi bên những châụ hoa do chính tay mình chăm sóc, ánh mắt của bà đầy bất bình và tủi thân, giọng nói run run như đang muốn kể một câu chuyện đã giấu trong lòng suốt mấy tháng qua.
Bà Lý là một phụ nữ nông thôn truyền thống, siêng năng và tốt bụng, suốt cả đời hy sinh cho gia đình. 3 tháng trước, Hạnh - con dâu của bà sinh ra một đứa cháu trai dễ thương, vì Hạnh và con trai đều không có kinh nghiệm chăm con nhỏ nên bà Lý tự nguyện đề xuất giúp đỡ chăm sóc cháu. Khi ấy, con dâu bà thể hiện sự biết ơn ra mặt, cũng không quên hứa sẽ hiếu thảo với mẹ chồng khi về già. Tuy nhiên, thời gian trôi qua nhanh và lòng biết ơn ấy cũng dần phai nhạt, thay vào đó là ngày càng nhiều lời phàn nàn và chỉ trích từ con dâu.
Khi cháu mới sinh ra, bà Lý gần như dành tất cả thời gian và năng lượng của mình cho việc chăm sóc cháu. Bà thức khuya dậy sớm, chuẩn bị thức ăn bổ dưỡng cho con dâu. Thấy Hạnh mới sinh còn yếu nên bà không cho con dâu đụng chân đụng tay vào bất kỳ công việc gì ngay cả chuyện xếp quần áo hay rửa bình sữa. Mỗi đêm cháu khóc, con dâu lại vụng về trong việc chăm con nên bà bế cháu về phòng ru ngủ. Ngặt nỗi cháu trai lại bện hơi bà nên cứ đòi bà ẵm trên tay cả đêm thì mới ngủ ngon.
Bà Lý dành thời gian chăm cháu để con dâu được nghỉ ngơi, hồi phục sau sinh. (Ảnh minh họa)
Nhìn bà Lý chăm con dâu ở cữ được 3 tháng mà trông già đi cả chục tuổi. Con gái bà Lý ở quê lên thăm mẹ mà không khỏi xuýt xoa nhưng cũng chỉ biết nhắm mắt cho qua vì đây là sự lựa chọn của bà Lý.
Khi những ngày ở cữ gần trôi qua, con dâu bà Lý bỗng nhiên thay đổi thái độ với mẹ chồng. Cô bắt đầu phê phán cách chăm sóc cháu trai của bà Lý. Có không ít lần Hạnh còn chỉ trích bà Lý trước mặt chồng khiến bà cảm thấy bị tổn thương.
Điều làm bà Lý cảm thấy buồn nhất là con dâu còn nghi ngờ tình yêu của bà dành cho cháu trai của mình. Một lần do sơ ý, bà không kịp mặc tã cho cháu nên đứa bé đã tè ra nệm. Cô con dâu phát hiện và nổi giận, chỉ trích bà Lý lơ đãng, không quan tâm đến cháu trai, thậm chí đe dọa sẽ gửi cháu trai về cho ông bà ngoại chăm khiến bà Lý rất đau lòng.
Thời gian trôi qua, lời phàn nàn từ con dâu với mẹ chồng càng ngày càng nhiều. Cô không chỉ nói thẳng trước mặt bà Lý mà còn than phiền về mọi thứ của bà với hàng xóm xung quanh. Những lời này đã đến tai bà Lý khiến bà cảm thấy vô cùng hụt hẫng, bà không hiểu mình đã làm sai điều gì, tại sao trước khi về chăm con dâu ở cữ, Hạnh luôn thể hiện thái độ biết ơn nhưng bây giờ lại thay đổi nhiều như vậy.
Con dâu bà Lý thể hiện thái độ lạnh nhạt với mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Một ngày nọ, bà Lý không thể chịu đựng được sự khó chịu này nữa nên đã tìm cách nói chuyện với con dâu. Tuy nhiên, Hạnh vẫn không thay đổi mà vẫn thể hiện thái độ không tôn trọng đối với mẹ chồng.
Từ đó, bà Lý bắt đầu hạn chế tiếp xúc với con dâu, bà dành thời gian cho sở thích và niềm đam mê của mình như trồng rau, chăm hoa. Tuy nhiên, mỗi khi nhìn thấy gương mặt non nớt của cháu, trong lòng bà lại trào dâng một cảm giác buồn bã không thể tả được. Bà biết mình không thể từ bỏ tình cảm này, nhưng cũng không thể chịu đựng được sự lạnh lùng của con dâu.
Để tạo mối quan hệ hoà thuận với con dâu khi chăm cữ, mẹ chồng nên làm gì?
- Hiểu và tôn trọng: Mẹ chồng nên hiểu và tôn trọng cách con dâu chăm sóc và nuôi dưỡng con. Mỗi người có phong cách riêng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và điều này cũng đáng được tôn trọng.
- Hỗ trợ hợp tác: Hãy cung cấp sự hỗ trợ cho con dâu khi cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc giúp đỡ trong việc chăm sóc con, làm việc nhà hoặc thậm chí là đưa ra lời khuyên và hướng dẫn nếu được yêu cầu.
- Tạo không gian riêng: Mẹ chồng nên cố gắng tạo ra không gian riêng cho con dâu và cháu, nơi họ có thể thoải mái và riêng tư trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con.
- Thể hiện sự quan tâm: Hãy thể hiện sự quan tâm và sẻ chia với con dâu trong quá trình chăm sóc con. Điều này có thể là thông qua việc hỏi han sức khỏe, động viên khi con dâu gặp khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm từ chính mình.
- Tránh can thiệp quá mức: Mặc dù mẹ chồng muốn giúp đỡ, nhưng cũng cần tránh can thiệp quá mức vào quá trình chăm sóc của con dâu. Hãy để con dâu tự tìm ra cách chăm sóc và nuôi dưỡng con phù hợp với mình.
- Tạo cơ hội cho giao tiếp: Hãy tạo ra cơ hội giao tiếp cởi mở giữa mẹ chồng và con dâu, để cả 2 có thể chia sẻ những lo lắng, mong muốn và cảm xúc của mình. Điều này giúp mối quan hệ mẹ chồng và con dâu hiểu, tôn trọng lẫn nhau hơn trong quá trình chăm sóc con.