Tôi ngại chẳng muốn làm phiền mẹ chồng nhiều thì bà bảo tôi mang thai lúc này đã nhiều tuổi, sức khỏe không còn được như trước, hơn nữa là cháu út, bà muốn chăm sóc kỹ hơn.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Khi biết mình mang thai lần 3, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì có con là thêm phúc nhưng cũng lo lắng vì em bé nằm ngoài kế hoạch. Vợ chồng tôi đã có hai con đủ nếp tẻ và không định sinh thêm.
Báo tin mang thai với chồng và mẹ chồng, hai người đều im lặng. Tôi hiểu suy nghĩ của họ nên bày tỏ luôn quan điểm là sẽ không bao giờ bỏ con.
Khoảng 1 tuần sau, chồng tôi bảo anh và mẹ cũng rất vui khi đón chào em bé thứ 3 này. Khỏi phải nói tôi vui mừng thế nào. Sau đó suốt thai kỳ mẹ chồng chăm tôi rất kỹ lưỡng. Hai con lớn của tôi ban ngày 1 bé học cấp 1, còn 1 bé gửi trẻ, tối về mẹ chồng đều trông cháu để tôi được nghỉ ngơi vì tôi đã đi làm cả ngày rồi.
Bà còn rất để ý chuyện ăn uống, bồi bổ cho con dâu đang mang thai. Tôi hạnh phúc lắm, không ngờ mẹ chồng còn cưng chiều tôi hơn rất nhiều so với khi mang bầu 2 bé trước.
Mẹ chồng rất để ý chuyện ăn uống, bồi bổ cho con dâu đang mang thai. (Ảnh minh họa)
Thời điểm tôi sinh con, mẹ chồng khăng khăng chăm con dâu ở cữ đủ 3 tháng tròn. Hai bé đầu mẹ chồng chỉ chăm tôi khoảng một tháng mà thôi. Thời gian ngắn hơn và bà cũng không được tận tình như lần này. Tôi ngại chẳng muốn làm phiền mẹ chồng nhiều thì bà bảo tôi mang thai lúc này đã nhiều tuổi, sức khỏe không còn được như trước, hơn nữa là cháu út, bà muốn chăm sóc kỹ hơn. Tôi cảm động vô cùng, đúng là dù thế nào thì mẹ chồng vẫn thương con cháu.
Cho đến hôm vừa rồi em gái chồng đưa con sang chơi, cũng là lúc tôi ở cữ được gần 3 tháng. Đêm dậy vắt sữa cho con, ra ngoài đi qua cửa phòng mẹ chồng, tôi nghe mẹ chồng và em chồng đang nhắc đến mình:
- Làm gì mà chăm tới tận 3 tháng vậy mẹ? Mẹ chăm con còn chưa đủ ba tháng đâu đấy!
- Sắp đủ rồi, mấy hôm nữa mẹ cũng kệ nó thôi. Ông ấy đã đưa tiền, người ta nói rõ như vậy, mẹ cầm tiền có mặt mũi nào mà thất hứa.
- Vâng. Mà bố chị dâu cũng thương con gái quá cơ. Bố mà thương con được một nửa như vậy thì tốt.
- Sao so sánh được. Mẹ nó mất sớm, bố con vô tâm một chút nhưng vẫn còn mẹ mà…
Cả đêm đó tôi không ngủ được vì phát hiện ra một bí mật chua chát và cay đắng. Hôm sau tôi về nhà nói thẳng với bố là mình biết hết rồi. "Bà ấy với chồng con sang tận đây bảo bố khuyên con không nên sinh đứa thứ 3 vì không lo được hết, đẻ ra lại khổ chồng con. Bố còn cách nào đâu. Con cũng đừng trách bà ấy, thôi cố gắng bồi dưỡng cho hồi phục sức khỏe, rồi đi làm lại cùng chồng gánh vác kinh tế mà lo cho các con nhé", bố thở dài nói.
Tiền chi tiêu ăn uống tôi vẫn đưa cho mẹ chồng hàng tháng, ngoài ra bố còn đưa cho bà thêm 5 triệu/tháng kể từ khi tôi mang thai đến giờ 1 năm rồi, coi như tiền công chăm sóc tôi. Ông không chăm được con gái đành phải dùng cách ấy để tôi có khoảng thời gian mang thai và ở cữ thuận lợi, vui vẻ.
Bế trên tay con mới 3 tháng tuổi mà tôi thấy chua chát quá. Mẹ chồng thì thôi không nói nhưng chồng tôi sao đành lòng làm vậy? Có phải anh quá tàn nhẫn và vô tình không? Một người đàn ông như thế liệu có thể gắn bó hết đời? Nhỡ một ngày kinh tế khó khăn, chồng tôi có trút giận lên con út? Tôi thấy chán nản và bất lực quá, chỉ muốn ly hôn cho nhẹ lòng!
Tôi thấy chán nản và bất lực quá, chỉ muốn ly hôn cho nhẹ lòng! (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để sinh con không còn là gánh nặng tài chính với mỗi gia đình?
Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn chăm lo được đầy đủ chu đáo cho đứa con của mình. Chính vì vậy việc lập kế hoạch tài chính khi chuẩn bị sinh con là điều rất cần thiết cho các cặp vợ chồng.
Đầu tiên, mỗi cặp vợ chồng cần phải xem xét và đánh giá tình hình tài chính trong gia đình từ các khoản thu nhập, chi tiêu hay vay nợ từ bên ngoài. Đây là vấn đề cần thiết để bạn làm chủ được tài chính bản thân. Bạn cần phải ưu tiên những khoản chi tiêu trong tương lai gần cho con sắp sinh. Hãy tính ra những con số chính xác và hợp lý để các bạn chủ động trong việc chi tiêu cho những dự định có con sắp tới.
Bạn nên tính xem thời gian nghỉ ở nhà là bao lâu, trong suốt thời gian này có cần kiếm thêm thu nhập tại nhà hay không. Có như vậy thì việc lập kế hoạch tài chính khi chuẩn bị sinh con mới được rõ ràng và chính xác hơn.
Các khoản chi tiêu cơ bản khi chuẩn bị sinh con:
- Tiền khám thai định kỳ: Đây là chi phí cố định để đảm bảo việc sinh con an toàn, bạn nên lựa chọn những phòng khám và bác sĩ uy tín theo suốt thai kỳ.
- Chi phí mua đồ dùng: Khoản chi phí mua đồ cho con chiếm phần khá lớn như tiền mua quần áo, đồ dùng và vật dụng sơ sinh. Cha mẹ cần phải tính toán cẩn thận để chi trả phù hợp trong khả năng tài chính cho phép. Không nên lãng phí vào các khoản không cần thiết. Bạn có thể tận dụng đồ cũ từ anh chị của bé hoặc xin lại của người thân để tiết kiệm chi phí.
- Chi phí cho mẹ: Ngoài các khoản chi phí cho con, bạn cũng cần phải quan tâm đến vấn đề chi tiêu cho mẹ. Bạn cần phải mua đồ cho bà bầu, đặc biệt trong quá trình mang thai cần phải được tẩm bổ và ăn uống đầy đủ thì con mới phát triển khỏe mạnh được. Hãy vạch ra các khoản chi cho mẹ, xem xét mức thu nhập để đưa ra khoản chi tiêu hợp lý nhất.
- Chi phí sinh con tùy thuộc vào mỗi bệnh viện, hãy lựa chọn bệnh viện có chi phí phù hợp với túi tiền của gia đình bạn.
Lời khuyên là các cặp vợ chồng hãy cố gắng tiết kiệm, thắt chặt các khoản chi tiêu không cần thiết như ăn ngoài, đi chơi những nơi đắt đỏ, mua đồ dùng không hữu dụng. Có như vậy việc sinh con sẽ bớt áp lực về mặt kinh tế cho cha mẹ.