Từng phản đối bố chồng tái hôn, ngày đi đẻ mẹ kế vào nói mấy câu khiến tôi ngỡ ngàng

Diệu Thuỳ - Ngày 27/10/2023 11:30 AM (GMT+7)

Ngày đó, cuộc sống gia đình đang ổn định nên khi nghe bố chồng nói muốn tái hôn, mấy anh chị em tôi đều ra sức phản đối nhưng không được. 

Mẹ chồng tôi mất cách đây hơn chục năm vì bạo bệnh. Bố chồng tôi một mình nuôi nấng các con ăn học, trưởng thành, dựng vợ gả chồng. 

Khi tôi về làm dâu được khoảng 2 năm thì bố chồng nói muốn tái hôn. Cả chồng tôi và em gái chồng đều ra sức phản đối. Mọi người khuyên ông nên ở vậy, vui vầy con cháu, không nên tái hôn, vừa phức tạp, vừa sợ người đời gièm pha. Bản thân tôi cũng không ủng hộ chuyện bố muốn lấy vợ 2. Bố chỉ có mỗi chồng tôi là con trai. Chúng tôi dự định sẽ ở chung với bố, sau này tiện phụng dưỡng ông. Một mình bố thì dễ, bây giờ thêm cả mẹ kế của chồng, tôi thấy rất phiền. Tự nhiên chúng tôi lại thêm gánh nặng.

Mẹ kế của chồng tôi tên Ngọc, một phụ nữ ngoài 50 tuổi, là một cán bộ nhà nước đã về hưu. (Ảnh minh họa)

Mẹ kế của chồng tôi tên Ngọc, một phụ nữ ngoài 50 tuổi, là một cán bộ nhà nước đã về hưu. (Ảnh minh họa)

Mặc dù vậy, bố chồng tôi vẫn nhất quyết tái hôn. Ông nói chúng tôi chưa thể hiểu được nỗi cô đơn của người già, rồi thì “con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Mẹ kế của chồng tôi tên Ngọc, một phụ nữ ngoài 50 tuổi, là một cán bộ nhà nước đã về hưu. Cô Ngọc chưa từng kết hôn. Qua tiếp xúc, tôi thấy cô Ngọc cũng là người hiền lành, dịu dàng, hiểu biết. Tuy vậy, mấy anh chị em chúng tôi đều không thân thiết với cô. Với tôi, ban đầu tôi không thoải mái chút nào khi sống chung với cô. Phải mất đến nửa năm, tôi mới thấy đỡ phần nào. 

Thời điểm cô Ngọc về là tôi đang mang thai hơn 1 tháng. Vợ chồng tôi dự định khi tôi sinh sẽ về nhà ngoại ở một thời gian để bà ngoại hỗ trợ chăm con chăm cháu.

Không may, khi tôi mang thai được 34 tuần thì mẹ đẻ bị tai biến. Một tuần sau, tôi bị bong nhau non, phải sinh mổ cấp cứu. Rất may, tôi sinh con thành công. Em bé sinh non nên phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt. 

Khi tôi từ phòng hồi sức về phòng nghỉ, cô Ngọc đã ở đó từ lúc nào. Thấy tôi lo lắng hỏi về em bé, cô Ngọc nhẹ nhàng cầm tay tôi: “Em bé ổn, cháu yên tâm, chồng cháu đang trao đổi với bác sĩ. Cháu có uống nước không cô lấy cho”.

Rồi cô Ngọc dặn tôi: “Cháu cứ nghỉ ngơi đi cho đỡ mệt, vừa sinh xong đừng suy nghĩ nhiều, mọi chuyện sẽ ổn thôi, không có gì phải lo lắng đâu, cô sẽ ở đây chăm sóc cho cháu”.

Nghe từng lời cô Ngọc nói, tôi vừa ngỡ ngàng, vừa xúc động. Mấy ngày ở viện, cô Ngọc là người chăm sóc cho tôi. Tôi cảm nhận được sự ấm áp của cô, mọi thứ cô làm đều ân cần, chu đáo như thể một người mẹ đang chăm sóc con mình. Bỗng dưng tôi lại thấy xấu hổ vô cùng vì trước đây đã ích kỷ phản đối bố và cô.

Những ngày sau đó khi xuất viện về nhà, cô Ngọc cũng chăm bẵm cho mẹ con tôi, nào cơm cữ, tắm cho em bé, bế em bé giúp vợ chồng tôi.

Nghe từng lời cô Ngọc nói, tôi vừa ngỡ ngàng, vừa xúc động. (Ảnh minh họa)

Nghe từng lời cô Ngọc nói, tôi vừa ngỡ ngàng, vừa xúc động. (Ảnh minh họa)

Hôm trước nhân ngày 20/10, tôi mua tặng cô Ngọc một món quà, nói lời cảm ơn cô và xin lỗi vì những thiếu sót của bản thân. Cô Ngọc xúc động lắm, cô bảo: “Con không phải khách sáo đâu, chúng ta là người một nhà mà”.

Tôi nhìn cô Ngọc, nước mắt lăn dài, nghẹn ngào nói: “Cô cho phép cháu được gọi cô là mẹ nhé”. Rồi hai mẹ con tôi ôm nhau khóc nức nở. Mặc dù tôi bị bong nhau non, phải sinh mổ sớm nhưng may mắn có cô bên cạnh chăm sóc chu đáo nên mẹ con tôi đều khỏe mạnh. 

Bong nhau non nguy hiểm như thế nào?

Bong nhau non hay rau bong non là tai biến sản khoa nguy hiểm, xảy ra khi nhau thai bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi thai nhi sẵn sàng sổ ra ngoài.

Khi nhau thai bị tách khỏi thành tử cung sẽ không có cách nào để đưa nhau thai trở lại, điều này có thể làm giảm lượng oxy và dinh dưỡng nuôi thai nhi, gây chảy máu nhiều ở thai phụ.

Triệu chứng nhau bong non phổ biến nhất là chảy máu âm đạo hoặc tình trạng co cứng tử cung. Cũng có một số trường hợp, thai phụ không thấy máu ở âm đạo bởi máu bị giữ lại giữa nhau thai và thành tử cung.

Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhau bong non khác gồm:

⁃ Đột ngột đau bụng dưới, kéo dài, đôi khi thai phụ thấy đau vật vã, muốn ngất xỉu

 ⁃ Đau lưng

 ⁃ Các cơn co tử cung kéo dài hơn và dữ dội hơn so với cơn co chuyển dạ bình thường

 ⁃ Giảm cử động của thai nhi

Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng bong nhau non sẽ khiến cả mẹ và bé đối mặt với biến chứng nguy hiểm như:

Ở thai nhi: Sinh non; Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe ngay sau sinh hoặc nguy cơ về sau; Thai chết lưu.

Ở thai phụ: Sốc do mất máu; Rối loạn đông máu; Phong huyết tử cung; Suy gan thận cấp;...

Hiện chưa có biện pháp ngăn ngừa tình trạng bong nhau non. Tuy nhiên, để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bị bong nhau non, mẹ bầu cần lưu ý:

 ⁃ Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai.

 ⁃ Luôn thắt dây an toàn khi đi xe. Nếu không may gặp chấn thương do tai nạn, té ngã hoặc có vật đập mạnh vào vùng bụng, mẹ cần đến ngay cơ sở Sản khoa gần nhất để kiểm tra tình trạng và sức khỏe thai nhi.

 ⁃ Thông báo với bác sĩ Sản khoa nếu có tình trạng tăng huyết áp mãn tính hoặc tăng huyết áp thai kỳ để được hướng dẫn, chăm sóc và theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

 ⁃ Mẹ có tiền sử bị bong nhau non ở những lần mang thai trước cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch tiếp tục mang thai.

Từng phản đối bố chồng tái hôn, ngày đi đẻ mẹ kế vào nói mấy câu khiến tôi ngỡ ngàng - 3

Vợ bầu sốc nặng khi đọc những dòng tin nhắn chồng gửi cho người yêu cũ
Đọc được những dòng tin nhắn yêu thương chồng gửi cho người yêu cũ, đang mang thai mà tôi không thể kiểm soát được mình, nước mắt lúc nào cũng chỉ...

Tâm sự bà bầu

Theo Diệu Thuỳ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu