Vì không có điều kiện đi siêu âm nên bà mẹ này rất bất ngờ khi sinh xong con trai khỏe mạnh mà bụng vẫn còn rất đau đớn và một đứa trẻ đặc biệt khác chào đời sau đó.
Chắc hẳn bà mẹ nào cũng ý thức được tầm quan trọng của việc siêu âm khi mang bầu. Vậy nhưng vẫn có những trường hợp mẹ mang thai không có điều kiện nên suốt 9 tháng không một lần đi siêu âm và đến ngày sinh mới sững sờ vì con chào đời có điểm bất thường. Bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Raju (24 tuổi, sống tại Rajasthan, Ấn Độ) vừa hạ sinh một cặp song sinh một trai một gái hôm thứ 6 (ngày 20/9) vừa qua. Trong khi con trai chào đời hoàn toàn khỏe mạnh và dễ dàng thì Raju bị đau đớn nghiêm trọng khi sinh tiếp bé gái và nguyên nhân được hé lộ sau khi sinh xong là vì bé có đến 4 chân và 3 tay.
Bé gái chào đời với một đôi chân và cánh tay thừa dính trên vùng ngực.
Bác sĩ Rohitesh Meena, người trực tiếp đỡ đẻ cho Raju kể lại: "Cô ấy sinh thường tự nhiên một cặp song sinh vào khoảng 2 giờ 46 phút sáng. Bé trai hoàn toàn bình thường nhưng bé gái có thêm 2 chân và 1 tay nằm ở vùng ngực và bụng. Bé gái thở yếu lúc chào đời nên chúng tôi đặt máy hỗ trợ thở, hiện tình trạng của bé đã ổn định.
Chúng tôi sẽ giới thiệu gia đình đến một bệnh viện hiện đại hơn tại Jaipur để tiến hành phẫu thuật cho bé gái".
Đây là một trường hợp song thai dính liền.
Bác sĩ cũng phân tích thêm rằng thực chất Raju đã mang bầu 3 tự nhiên và hai bé trong số đó đã bị dính liền với nhau.
Được biết cả Raju và chồng đều không biết chữ, là những lao động thu nhập thấp nên không có điều kiện đi siêu âm khi mang thai con đầu lòng. Thậm chí họ còn không biết Raju đang mang thai đôi. Khi thấy con gái chào đời với 3 tay 4 chân, họ đã cực kỳ sốc và ban đầu còn tưởng con là "quái vật". Sau khi nghe giải thích của bác sĩ rằng cơ hội phẫu thuật loại bỏ thành công chân tay thừa cho con là khá cao, họ mới bình tĩnh lại.
Các bác sĩ cho biết việc phẫu thuật loại bỏ tay chân thừa cho bé gái không quá khó khăn.
Song sinh dính liền là gì? Song sinh dính liền là cặp sinh đôi giống hệt nhau có phần cơ thể nào đó bị dính lại với nhau. Đây là một trong hiện tượng hiếm khi xảy ra, với tỉ lệ chỉ 1/50.000 hoặc 1/200.000, tỷ lệ này ở Đông Nam Á và Châu Phi hơi cao hơn trung bình. Đặc biệt, khoảng 70% các cặp song sinh dính liền là nữ. Khoảng 40-60% cặp song sinh dính liền bị chết non và khoảng 35% sống sót chỉ trong một ngày và chỉ có 5-25% các cặp song sinh dính liền sống sót đến khi trưởng thành. Có nhiều loại song sinh dính liền khác nhau. Trong đó loại thường gặp là song sinh dính ngực và dính bụng. Nguyên nhân gây ra song sinh dính liền Song sinh dính liền là do di truyền. Tình trạng này xảy ra khi hợp tử sau khi thụ tinh phân tách ra không hoàn toàn. Trong hai tuần đầu, hợp tử sẽ phân tách ra làm hai cơ thể, nhưng do quá trình này dừng lại khi hai phôi vẫn chưa phân tách hoàn toàn nên mới có hiện tượng song sinh dính liền. Cách chẩn đoán và điều trị song sinh dính liền Song sinh dính liền có thể được phát hiện nhờ hình ảnh siêu âm và chụp cộng hưởng từ. Khi phát hiện thai song sinh dính liền, bác sĩ sẽ để bố mẹ lựa chọn có đình chỉ thai không. Nếu bố mẹ chọn giữ con thì các bác sĩ sẽ theo dõi và lựa chọn thời điểm thích hợp để mổ lấy thai. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt xét nghiệm để xác định hai bé dính nhau ở mức độ nào và có khả năng phân tách không. |