6 loại trò chơi rèn luyện kỹ năng cho trẻ tự kỷ tại nhà

Kiều Trang - Ngày 31/03/2024 06:33 AM (GMT+7)

Mỗi trò chơi sẽ bổ trợ những kỹ năng khác nhau cho trẻ tự kỷ hiệu quả.

Hội chứng tự kỷ là gì?

Trước năm 1980, hội chứng tự kỷ được coi là một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp, nghiêm trọng và không có khả năng chữa khỏi, thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Sau năm 1990, với nhận thức ngày càng tăng về bệnh tự kỷ, bao gồm hội chứng Asperger và các loại khác, cũng như việc phát hành ấn bản thứ tư của "Phân loại Thống kê Rối loạn Tâm thần Hoa Kỳ", sự hiểu biết của mọi người về bệnh tự kỷ dần dần tăng lên.

Tự kỷ đã chuyển từ một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp sang một chứng rối loạn phát triển phổ biến, và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trên thế giới. Nhiều nghiên cứu phương pháp chữa trị ra đời, chứng tự kỷ có thể dần cải thiện thông qua sự can thiệp của khoa học.

Theo đó, tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi của trẻ. Đối với các bậc cha mẹ, việc giúp con tự kỷ tự phục hồi tại nhà là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi bố mẹ mới là những người hỗ trợ và đồng hành chính cùng con trên suốt chặng đường trưởng thành.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giáo sư Zou Xiaobing (Trung Quốc) từng đề cập trong một bài giảng về can thiệp tự kỷ: "Theo các nghiên cứu và khảo sát mới, hơn 70% trẻ tự kỷ có trí tuệ và ngôn ngữ cải thiện với sự can thiệp và hỗ trợ khoa học, các em có thể hòa nhập vào môi trường xã hội như những đứa trẻ bình thường khác, một số trẻ còn có thể phát triển các năng lực tiềm ẩn bên trong mình".

Đối với sự can thiệp của gia đình trong quá trình giúp trẻ tự kỷ phát triển, Giáo sư Zou Xiaobing đề cập rằng tương tác xã hội, điều chỉnh hành vi và điều tiết cảm xúc phải là nội dung cốt lõi của can thiệp đào tạo.

Cha mẹ là thầy cô tốt nhất của trẻ tự kỷ, trong nhiều phương pháp hỗ trợ con, chơi để trị liệu là phương pháp hiệu quả đã được nhiều chuyên gia trên thế giới công nhận. Dưới đây là 5 gợi ý trò chơi cha mẹ có thể chơi cùng trẻ ở nhà để cải thiện các kỹ năng khác nhau cho con.

5 trò chơi hỗ trợ tại nhà cho trẻ tự kỷ

1. Trò chơi hợp tác (Tung bóng)

- Dụng cụ là một quả bóng 

- Cha mẹ và con đứng cách nhau khoảng 1m, chơi 3 người là tốt nhất.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cách chơi 1:

Đầu tiên người mẹ hãy gọi tên con, đưa ra yêu cầu để thu hút trẻ: “Bon ơi, mẹ sẽ ném bóng này qua cho Bon nhé!” Sau khi thấy con phản ứng với những gì mẹ nói, mẹ sẽ ném quả bóng về phía con. Khi trẻ bắt được, mẹ hãy khen ngợi con và tiếp tục đưa ra mệnh lệnh, “Bon ơi, con hãy ném bóng qua cho mẹ nào”. Nếu có bố chơi cùng, cả bố và mẹ có thể luân phiên nhau tương tác với con.

Cách chơi 2:

Người mẹ hãy nói dõng dạc: “Bon ơi! Con sẵn sàng để bắt quả bóng này chưa", sau đó mẹ cần chờ một chút để trẻ có sự chuẩn bị rồi ném quả bóng sang cho con khi trẻ phản ứng. Sau khi trẻ bắt được bóng, mẹ hãy cổ vũ con dùng cách nói tương tự trước khi chuyền sang cho bố. 

Mục đích đào tạo của trò chơi:

Trò chơi này có thể cải thiện khả năng phản ứng nhạy cảm của trẻ khi có người gọi tên của mình. Nó cũng có thể giúp rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, đồng thời nâng cao kỹ năng tập trung và hợp tác của con.

2. Trò chơi sức mạnh (Nâng nước)

- Dụng cụ: Một bình nước (khoảng 5L), hoặc một chiếc xô chứa nước ở nhà tuỳ theo độ tuổi và thể chất hiện có của trẻ.

Cách chơi:

Cha mẹ có thể cùng đưa con ra ngoài khi đi mua nước uống, và nhờ đứa trẻ xách giúp hoặc hỗ trợ bố mẹ nâng đỡ bình nước về nhà.

Cha mẹ cũng có thể sử dụng một chiếc xô ở nhà, đổ đầy nước rồi nhờ con làm nhiệm vụ xách nó đi đâu đó.

Mục đích đào tạo:

Trò chơi này sẽ giúp rèn luyện sức mạnh cơ tay của con, cũng như khả năng hỗ trợ, biết giúp đỡ người khác.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

3. Trò chơi cạnh tranh (Ai nhanh hơn?)

Cách chơi 1:

Trong phòng khách rộng rãi, cha mẹ và con cùng thi nhau nhảy bằng một chân hoặc cả hai chân, ai nhảy về đích nhanh nhất sẽ thắng và người chiến thắng sẽ được nhận một lời khen.

Cách chơi 2:

Khi ở ngoài trời, bố có thể cùng con chơi chạy đua, mẹ đứng từ xa làm điểm đích, bố và con cùng nhau chạy về phía mẹ, ai chạy về trước thì người đó chiến thắng và nhận một lời khen.

Mục đích đào tạo:

Luyện tập cơ chân của con và để con trải nghiệm niềm vui khi vui chơi cùng bố mẹ.

4. Trò chơi theo lượt (Đẩy bóng bay)

- Dụng cụ: Một quả bóng bay được thổi phồng

Cách chơi:

Trong khu vui chơi của con tại nhà, mẹ và trẻ thay phiên nhau đẩy bong bóng bay lên. Mẹ nên nói rõ trò chơi sẽ lần lượt theo thứ tự trước sau như thế nào để trẻ tuân thủ theo.

Nếu hai người chơi và trẻ có thể phân biệt được thứ tự thì lúc này có thể thử tăng số lượng lên ba người, hoặc nhiều hơn.

Mục đích đào tạo:

Rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai của tay, sự phối hợp linh hoạt giữa tay, mắt của trẻ. Đồng thời dạy con cách kiên nhẫn chờ đợi, biết tuân thủ quy tắc.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

5. Trò chơi chia sẻ 

Cách chơi:

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể mua một số đồ ăn về nhà rồi chia sẻ với trẻ, bố mẹ và con cùng ăn.

Ví dụ, sau khi bố mẹ mua một chiếc bánh và cắt nó ra, bố mẹ hãy giao cho con nhiệm vụ chia sẻ từng phần của chiếc bánh với các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè. Hoặc sau khi cắt hoa quả, hãy dạy con chia cho mọi người. Người nhận thức ăn cần nói với trẻ: “Cảm ơn (tên trẻ)”.

Mục đích đào tạo:

Tạo cơ hội cho trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc chia sẻ, và cho trẻ trải nghiệm niềm vui khi biết sẻ chia với người khác.

6. Trò chơi đối thoại hỏi - đáp (Bạn hỏi tôi trả lời)

Cách chơi:

Mỗi ngày, bố mẹ có thể đặt câu hỏi cho con bất kỳ vấn đề gì xoay quanh bản thân trẻ hoặc những thứ xung quanh.

Ví dụ: Hãy hỏi con vào mỗi buổi sáng: “Bon ơi, hôm nay là thứ mấy nhỉ?” Nếu trẻ không biết câu trả lời, bố mẹ có thể nhắc con nhìn vào lịch hoặc hướng dẫn bé cách trả lời.

Lưu ý: Bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh khi chơi trò hỏi đáp với con, dù trẻ không trả lời được cũng đừng nản lòng mà chỉ cần kiên nhẫn dạy con mỗi ngày, dạy con từng chút một, từ từ không nên quá vội.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Mục đích đào tạo:

Cải thiện sự hiểu biết, nhận thức của trẻ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tương tác với người khác.

Bố mẹ có thể linh hoạt điều chỉnh các trò chơi trên tùy theo khả năng sẵn có của con, chứ không nên áp dụng một cách mù quáng hoặc gượng ép. Khi chơi các trò chơi này, bố mẹ cũng tuyệt đối không được dùng đòn roi hay la mắng trẻ mà phải luôn giữ một thái độ tốt, và dạy con một cách kiên nhẫn.

Đào tạo can thiệp có thể được tìm thấy ở mọi nơi trong cuộc sống, bố mẹ có con mắc chứng tự kỷ nên học cách tận dụng những cơ hội này để tiến hành đào tạo can thiệp trong gia đình, và cải thiện các kỹ năng, thúc đẩy sự tiến bộ của con mình tại nhà.

6 loại trò chơi rèn luyện kỹ năng cho trẻ tự kỷ tại nhà - 6

6 loại trò chơi rèn luyện kỹ năng cho trẻ tự kỷ tại nhà - 7

Góc chuyên gia: Vì sao khó chẩn đoán trẻ tự kỷ trước 3 tuổi, cha mẹ đừng chủ quan
Trên thực tế, một số trẻ sơ sinh khoảng 6 tháng tuổi đã có thể có một số dấu hiệu của chứng tự kỷ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ôm con vào lòng