Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ như vậy đã diễn ra suốt 60 năm tại một trường học ở Izumo, tỉnh Shimane, Nhật Bản.
Lớp học kỹ năng sống cho trẻ này được khai giảng vào tháng 10 hằng năm tại một trường học ở Izumo, tỉnh Shimane, Nhật Bản. Khi đó giáo viên sẽ cung cấp cho các em học sinh khoảng 60 quả trứng đem đi ấp để được ấp thành gà con. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em các bước cụ thể và những điều cần lưu ý trong quá trình ấp trứng (phương thức, nhiệt độ, thời gian…).
Đầu tiên, các em học sinh tỏ ra hào hứng đối với những lý thuyết mới mẻ đó và chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ chi tiết của quy trình ấp trứng, các em đua nhau đánh số thứ tự của mình lên từng quả trứng sau đó đặt vào máy ấp trứng.
Các học sinh được phát khoảng 60 quả trứng để đưa vào lồng ấp.
Khoảng 3 tuần sau, những sinh linh bé nhỏ bắt đầu xuất hiện, những chú gà con đã ra đời rồi lớn dần lên theo thời gian. Giai đoạn tiếp theo, sẽ có 2 giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp “hóa kiếp” cho những chú gà, giáo viên thực hành luôn các bước ngay tại chỗ và dặn dò học sinh rằng: “Hành động của chúng ta phải dứt khoát, một người giữ chặt đôi cánh gà không cho chúng giẫy khỏi tay, người còn lại nhanh tay dùng dao để “hóa kiếp” cho gà…”
Khi trứng nở thành gà con, mỗi em sẽ chọn lấy một chú gà của riêng mình để tiến hành nuôi dưỡng.
Mặc dù đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, biết chắc chắn mình sẽ phải tự tay “hóa kiếp” cho những sinh linh bé nhỏ mà mình đã tự tay chăm sóc và tận mắt chứng kiến chúng lớn lên nhưng nhiều em em học sinh vẫn cảm thấy sững sờ trước cảnh tượng ấy, nhiều bạn học sinh đã bật khóc vì thương xót những “đứa con tinh thần” của mình.
Tiếp theo, các em học sinh đem những con gà sau khi được “hóa kiếp” đi chế biến. Giáo viên lại hướng dẫn các em cách rửa gà, làm gà, chặt gà, những phương pháp chế biến…Những chú gà vẫn còn tung tăng chạy nhảy cách đây không lâu giờ đã “nằm” gọn gàng trên bàn ăn…
Cuối cùng, các em học sinh sẽ ăn con gà mà tự tay mình đã nuôi lớn trong tâm trạng vô cùng hỗn loạn.
Lũ trẻ tự tay chế biến và ăn thịt những con gà trước đó từng là "bạn".
Lớp học này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Điều khiến cho mọi người phải gây tranh cãi chính là “lớp học kỹ năng sống” đã có lịch sử tồn tại 60 năm ở ngôi trường này.
Tuy nhiên theo lý giải của giáo viên về nhiệm vụ thiếu tính nhân văn này thì: “Để học sinh tận tay chăm sóc và tận mắt chứng kiến quá trình hình thành của một sự sống sau đó tự tay “hóa kiếp” cho chúng sẽ khiến cho các em càng hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự sống".