Tôi càng thêm bối rối trước lời nói của con gái.
Tôi lấy chồng sinh được cô con gái nhỏ, hiện tại bé đang học tiểu học. Gia đình chúng tôi sống ở quê, và đã có cho mình một tổ ấm riêng sau khi kết hôn được 2 năm. Nhà tôi thì có 2 anh em, anh trai cũng đã lập gia đình nhưng không sống ở quê như tôi mà lên thành phố. Anh ấy kết hôn hơi muộn nên dù cách em gái vài tuổi thì ái nữ đầu lòng cũng ngang tuổi con gái tôi.
Vào mỗi kỳ nghỉ hè, chị dâu trên phố sẽ gửi con gái về quê. Con gái tôi và con gái chị xêm xêm tuổi nhau nên hai đứa trẻ đều cực kỳ mong ngóng được sum họp để có bạn vui chơi. Bình thường mọi năm anh chị không về cùng cháu, nhưng năm nay có vẻ công việc thư thả nên chị dâu cũng về quê ở lại chơi vài ngày.
Ảnh minh hoạ
Lâu lâu chị em mới có dịp tề tựu nên tôi đã chuẩn bị mọi thứ rất cẩn thận để đón mẹ con chị về ở. Di chuyển từ thành phố về đến nhà tôi cũng đã vào giờ ăn trưa, hôm đó cả gia đình tôi cùng mẹ con chị đã có một buổi tiệc nhỏ ấm cúng. Mọi người đều vui vẻ, cho đến tối ngày đầu tiên đó, chị dâu đã làm một hành động khiến tôi thực sự cảm thấy không vừa ý.
Bây giờ nhớ lại tôi vẫn không hiểu vì sao chị ấy lại làm như thế. Không biết lúc ở nhà trên thành phố chị ăn mặc ra sao, nhưng trước mặt trẻ nhỏ thì tôi nghĩ phong cách của chị thực sự chưa phù hợp. Tôi là người lớn mà nhìn vào còn thấy ngượng đỏ cả mặt, mấy đứa nhỏ dù chưa nhận thức được nhưng chắc chắn con sẽ có những sự tò mò, thắc mắc.
Chắc là dân thành phố nên chị ấy có vẻ sành điệu, ăn mặc có phần khá thoải mái và phóng khoáng. Chưa đi ngủ mà chị ấy đã thay một chiếc váy 2 dây ngắn cũn cỡn đi qua đi lại khắp nhà, trong khi đó rõ ràng là chị biết nhà có đàn ông và trẻ nhỏ nhưng dường như chị cũng không mấy quan tâm, cực kỳ vô tư vô lo.
Tại thời điểm đó, cả nhà đều đang ở phòng khách chơi nên tôi cũng không tiện nhắc chị. Mãi đến khi vào giờ đi ngủ, con gái tôi với vẻ mặt đầy sự ngây thơ hỏi bố mẹ một câu khiến chồng tôi ngại ngùng, còn tôi thì có chút bối rối. Đứa trẻ thắc mắc sao bác lớn mà lại mặc váy của trẻ em, nó vừa nhỏ lại vừa ngắn. Trước lời nói bất ngờ của con gái, tôi có chút buồn cười nhưng cũng không tránh khỏi lo lắng.
Ảnh minh hoạ
Có thể ở độ tuổi này con chỉ hiểu sự việc đến thế, nhưng nếu lớn hơn chút nữa thì chắc chắn nhận thức của đứa trẻ sẽ khác. Và tôi không bao giờ mong muốn con bắt chước, học hỏi theo sự vô ý tứ của bác gái mình trong vấn đề này. Hơn nữa, tôi cũng cực kỳ lo lắng cho tương lai của con gái chị, đứa nhỏ mỗi ngày đều được tiếp xúc với mẹ. Nhưng với cách ăn mặc có phần không phù hợp như thế thì đứa trẻ sẽ nghĩ gì về mẹ của mình.
Chuyến về quê này chị dâu sẽ ở lại vài ngày nên để đề phòng tình huống trên xảy ra thêm lần nữa, tôi đã có cuộc nói chuyện riêng với chị. Tôi hy vọng chị có thể làm gương và tôn trọng nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình tôi. Chị có chút xấu hổ nên đã gửi lời xin lỗi và đảm bảo sẽ không để hoàn cảnh này lặp lại. Tôi mong chị nói được làm được...
Tâm sự từ độc giả kimngan...@gmail.com
Thực tế, trẻ nhỏ bắt chước thói quen của người lớn rất nhanh. Đặc biệt với người lớn trong gia đình, thường xuyên tiếp xúc với trẻ chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, suy nghĩ của các bé. Trẻ không nhận thức được đâu là hành vi tốt và hành vi xấu. Chúng đơn giản là thấy người lớn làm được thì đồng nghĩa với việc chúng cũng được phép làm. Đối với người lớn có thể nhận định rõ hành vi nào nên và không nên thì cần phần biệt và chỉ bảo cho trẻ.
Bố mẹ nên hạn chế hoặc ngăn cấm trực tiếp khi cần việc trẻ tiếp xúc thường xuyên với những người xấu, thường có thói quen xấu và dạy dỗ trẻ những điều xấu như hàng xóm, trẻ cùng khu phố.... Như thế tránh được tình trạng hình thành nề nếp xấu trong cuộc sống của con. Nếu người có thói quen xấu lại là người trong gia đình như cô dì chú bác...lúc này, bố mẹ nên giúp trẻ phân biệt những hành động, lời nói nào là nên học hỏi hay không nên bắt chước theo.
Bố mẹ cũng nên giải thích rõ ràng tác hại của những hành động, lời nói, thói quen xấu mà trẻ không nên làm theo. Chẳng hạn, nếu trẻ nói bậy, chửi thề sẽ trở thành người mất lịch sự, bị bạn bè xa lánh. Nếu trẻ mải mê yêu đương sẽ ảnh hưởng học tập. Nếu trẻ không biết giữ vệ sinh sẽ làm vi khuẩn chui vào cơ thể gây bệnh…
Cuối cùng, khi trẻ hình thành được thói quen tốt nào có thể khen ngợi con để trẻ cảm thấy thích thú. Ngược lại nếu trẻ có thói quen bắt chước nào xấu, hãy thẳng thắn giúp trẻ nhận ra điều đó là không nên. Những lần sau đó, con sẽ phân biệt được đâu là thói quen tốt - xấu để thực hiện.