Mẹ "ghê gớm" khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo đều sợ nhưng ai biết chuyện cũng ủng hộ

Ngày 23/04/2018 15:58 PM (GMT+7)

Tôi sẽ không chấp nhận con tôi chịu sự tổn thương bởi "ngoại cảnh tác động" dưới bất cứ hình thức nào.

Nữ doanh nhân Trương An Xinh từ lâu đã là một trong những facebooker đình đám trên mạng xã hội nhờ những bài viết chia sẻ về chuyện giáo dục, khởi nghiệp, kinh doanh sâu sắc. Trương An Xinh đồng thời cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu", quán quân Phụ nữ truyền cảm hứng" năm 2016 do tạp chí Phụ nữ Tp.HCM tổ chức.

Là mẹ của hai cậu con trai 8 và 12 tuổi, hiện đang học tại một trường quốc tế, nữ doanh nhân An Xinh mới đây chia sẻ những câu chuyện thể hiện sự "ghê gớm" của bản thân, khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo của con cũng phải sợ. Nhưng điều bất ngờ là, tất cả những bà mẹ bỉm sữa đều đồng lòng "bấm like" và đồng ý với quan điểm "Làm mẹ phải ghê gớm" của chị An Xinh.

Mẹ amp;#34;ghê gớmamp;#34; khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo đều sợ nhưng ai biết chuyện cũng ủng hộ - 1

Nữ doanh nhân Trương An Xinh từ lâu đã là một trong những facebooker đình đám trên mạng xã hội 

Mở đầu bài viết, bà mẹ hai con kể chuyện:

Tôi nhớ lúc mới đẻ thằng Tom, một người có việc qua nhà nhìn thấy ôm vồ lấy nó, ối cháu của bà nom kháu khỉnh thế nhở, cho bà hôn cái nào. Mồm nói tay làm, bế thốc con tôi lên.Tôi lập tức ngăn lại, không được hôn nó.

Ối giời bà yêu bà hôn mà, ối cưng cưng quá nhìn ghét cái mặt thằng chó con.Tôi ngồi hẳn dậy, cháu bảo cô đừng bế và đừng hôn nó.

Bà tiu nghỉu đi ra.Tôi thật không thể chịu nổi cảnh người lớn với cái mồm đầy thức ăn và vô vàn vi khuẩn sẽ hôn lên môi con tôi, một thằng bé bé bỏng chưa có nhiều sức đề kháng.

Đến khi tôi có bầu đứa thứ 2, có ông hàng xóm cười hô hố trêu nó, mẹ mày sắp đẻ em bé, mày sắp ra rìa rồi nhá, không yêu mày nữa đâu, lêu lêu.

Thằng Tom mếu máo như sắp khóc, tôi bảo: Anh không nói được câu gì hay thì nín đi, từ giờ đừng trêu con tôi nữa, tôi nói nghiêm túc đấy, nếu không thì hàng xóm coi như không nhìn thấy nhau nữa là xong ok?

Rồi tôi bảo con tôi: Mẹ đẻ thêm em bé là để có người chơi cùng con vì mẹ sợ có 1 mình con sẽ buồn. Với quan trọng nhất là sau này mẹ già mẹ yếu rồi mà nhà mình có rất nhiều việc con phải giúp mẹ, rửa bát này, nấu cơm này, đi chợ này, kê bàn ghế này, rồi còn xây cái nhà to đùng nữa, 1 mình con làm thì mệt lắm, mẹ phải đẻ em bé ra để làm cùng con, mỗi người 1 nửa cho đỡ mệt chứ chả lẽ bắt con làm hết?

Nó nghe có lý quá nên nín luôn.

Mẹ amp;#34;ghê gớmamp;#34; khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo đều sợ nhưng ai biết chuyện cũng ủng hộ - 2

Bà mẹ hai con thẳng thừng mời những người hàng xóm, họ hàng thích hôn con mình, trêu con mình "ra rìa" đi về.

Đấy là ngày con nhỏ. Đến khi con lớn, chị An Xinh vẫn tiếp tục quan điểm "phải ghê gớm" nhưng theo bà mẹ hai con, "cách xử lý vấn đề cũng đã "tao nhã" và khôn khéo hơn, nhưng bản chất sự việc vẫn vậy".

Tôi sẽ không chấp nhận con tôi chịu sự tổn thương bởi "ngoại cảnh tác động" dưới bất cứ hình thức nào. Tôi không bao giờ nói với con những câu kiểu: Các bạn cười, người ta cười, mọi người sẽ nghĩ gì, mọi người sẽ bảo....(Nghĩ trong đầu) mọi người thì kệ mọi người chứ, từ bé đã phụ thuộc tâm trạng vào thái độ của thiên hạ thì lớn lên làm được cái gì cho đời.

Khi con tôi đi học mẫu giáo, có lần tôi hỏi ở lớp cô giáo có đánh con không, Tony nói có, lúc ngủ trưa. Tôi hỏi cô đánh vào đâu, tét vào mông mẹ ạ. À như vậy là sự việc cũng không có gì nghiêm trọng. Một mặt tôi cười bảo con: Hí hí chắc lại hư nói chuyện không chịu ngủ nên cô tét mông chứ gì. Từ giờ không được thế nữa, chứ không thì cô lại tét cho có mà đau hơn ấy.

Một mặt tôi gọi cho cô giáo: Em à, chị biết Tony hiếu động, nhưng chị nghĩ con hư em cứ nói chuyện nghiêm túc với con đã nhé, nếu nói chuyện 3 lần con không nghe thì em bảo chị để chị em mình cùng bàn cách dạy con, chứ nói thật là chị không nghĩ cho trẻ con ăn đòn là việc hay. Em cố gắng kìm chế, em nhé! Từ đó Tony không bị ăn đòn nữa.

Mẹ amp;#34;ghê gớmamp;#34; khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo đều sợ nhưng ai biết chuyện cũng ủng hộ - 3

Ngay cả với cô giáo, nếu có phương pháp sư phạm sai, chị An Xinh cũng sẽ can thiệp khi nhẹ nhàng, khi cứng rắn.

Khi con tôi lớn dần, tôi đuổi 1 bà giúp việc vì tội "quá chăm chỉ". Tôi đã nói rõ với bà, con tôi buộc phải tự ăn, không có việc xúc. Không đi ăn rong, không xem Tivi lúc ăn. Phải tự tắm gội, tự chuẩn bị quần áo.Tự vứt rác vào thùng, tự chuẩn bị sách vở.

Nhưng bà nhàn quá không chịu được, lại cái tâm lý áy náy, nên bà cứ làm hết mọi việc cho chúng, ngồi xuống đất đi từng cái tất cho con tôi. Nói chuyện 2-3 lần không được, tôi thẳng tay đuổi việc. Tôi thuê người phụ giúp tôi chứ không thuê người làm hư con tôi.

Hiện tại nhà tôi không có giúp việc, 1 tuần chỉ có người tới dọn nhà 2 lần 3 tiếng. Tất cả mọi việc con tôi phải tự làm. Tôi xác định sau này nó sẽ đi du học, đến lúc ấy xa nhà nơi đất khách mới bắt đầu học những kỹ năng sống và chăm sóc bản thân, e rằng quá muộn.

Khi quyết định nuôi chó, tôi bảo nếu cảm thấy chăm sóc được nó thì hẵng nuôi, không thì bất cứ lúc nào mẹ cũng có thể đem cho người khác. Vì vậy việc đầu tiên khi đi học về, chúng phải đi 1 vòng quanh nhà xem Kaka có bầy bừa cắn cái gì thì phải dọn cái ấy, tự tắm cho nó, tự dọn nước tiểu nếu nó tè bừa.

Ăn cơm xong con tôi phải tự dọn bát, tự lau bàn, gom rác đi đổ, gấp quần áo, học bài, đúng giờ phải tự đánh răng rửa mặt lên giường tắt điện. Tự chọn đồng hồ báo thức và tự học cách sử dụng. Tôi không quan tâm quá trình, tóm lại làm sao thì làm đúng 6:10p dậy để đi học.

Những điều cơ bản khác như không vứt rác ra đường, không khạc nhổ, không bới chọn thức ăn, không nói dối, không đánh em/anh... thì bắt buộc phải tuân thủ, lâu dần nó thành thói quen.

Mẹ amp;#34;ghê gớmamp;#34; khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo đều sợ nhưng ai biết chuyện cũng ủng hộ - 4

Hai cậu con trai của chị An Xinh rất biết tự lập, một phần cũng vì mẹ sẵn sàng "đuối việc" những người giúp việc thích làm hộ con.

Hôm nọ cô giáo Tony mách mẹ là Tony đánh nhau với 1 bạn ở lớp, vì cô rất yêu quý Tony nên có chuyện gì cô cũng nói với mẹ ngay. Nhưng tôi bảo cô, kệ nó em, con trai đánh nhau là chuyện thường, chị thấy thế cũng hay, cho nó va chạm và học cách tự giải quyết vấn đề. Chả lẽ suốt ngày cậu cậu tớ tớ nhường nhịn nhau, mất hết cả bản năng đàn ông.

Thà cứ hiếu thắng 1 chút và mạnh mẽ còn hơn nhút nhát và ngại va chạm. Đánh nhau mà bị đau thì có 2 cách, 1 là tự thấy không nên đánh nhau nữa mà giải quyết cho êm đẹp, 2 là phải tìm cách mà thắng có thế thôi.

Với cái cơ bản là Tony nó không phải đứa trẻ hư, nên việc này chưa đáng lo ngại. Kệ nó. Cô cũng đồng ý.

Tom có một thời gian chểnh mảng học hành, lười lắm mà mẹ không biết, lúc cô nói thì đã hổng 1 số thứ. Mẹ nói chuyện mấy lần cứ hứa hẹn xong lại thế. Thích vẽ thôi không thích học. Tất nhiên mẹ hiểu một hoạ sĩ hoặc một kiến trúc sư tương lai thì chả cần phải giỏi toán, nhưng đó là lý thuyết thôi. Thông qua việc hoàn thành các môn học, con sẽ học được tính kỷ luật, sự chăm chỉ, sự tôn trọng tập thể.

Nên mẹ phá vỡ hết nguyên tắc của mẹ, phù thuỷ biến hình luôn:

- Đành thuê gia sư củng cố 1 thời gian-

Không tin con nữa, không chỉ nói chuyện mà kiểm tra.

- Nện cho 1 trận nhớ đời.

- Áp dụng kỷ luật sắt.

Rồi giờ đâu vào đấy. Đâu vào đấy rồi thì lại tình thương mến thương với phương án nói chuyện và tin tưởng.

Mẹ amp;#34;ghê gớmamp;#34; khiến hàng xóm, giúp việc, cô giáo đều sợ nhưng ai biết chuyện cũng ủng hộ - 5

Nhận định về quan điểm "ghê gớm" của mình, chị An Xinh bày tỏ: "Con cái - trước nay mọi người vẫn nghĩ là cha mẹ sinh con trời sinh tính - thực chất mình không nghĩ vậy. Trời chỉ sinh tố chất thôi, đấy là may mắn nếu mấy cái gen trội tài giỏi của bố mẹ mà nó được thừa hưởng hết hoặc ngược lại.

Chứ nó có chăm chỉ, có trung thực, có ý thức, có trách nhiệm hay không, lại là do phương pháp dạy dỗ và chính mình là tấm gương cả đời cho con. Có nhà nào bố mẹ chuyên cáu bẩn xấu tính, lừa đảo lươn lẹo, chộp giật thủ đoạn... mà con cái ngời ngời lương thiện quang minh như 1 vì sao chói sáng không?

Sách vở cứ ca ngợi bà mẹ hiền, nếu nhà nhà trồng lúa người người trồng khoai vào những năm hớn hở xây dựng xã hội chủ nghĩa thì 1 bà mẹ chỉ cần hiền - là đủ.

Còn ở xã hội thực tế - hiện tại - chỉ hiền lành đến mức nhu nhược, không có chính kiến, không có quyết đoán, không có tư duy độc lập... thì con chúng ta sẽ ra cái gì?

Bệnh tật, bạn bè xấu, tác động tâm lý xã hội, ma tuý, chơi bời hưởng thụ, sống bám, vô trách nhiệm, bất cần... sẽ trở thành mẹ của chúng nó - chứ không phải chúng ta!

Khi đã gây dựng được cho con 1 nền tảng ý thức tư duy - bạn sẽ hưởng thụ tuổi 50 với sự nhàn hạ ngọt ngào - thay vì tiếp tục cả đời chạy theo lo lắng cho cả chúng nó lẫn con của chúng nó.

Nhưng, vẫn lại là câu nói cũ, dù bạn có làm gì, vẫn phải dựa trên nền tảng HIỂU BIẾT. Thật sự HIỂU BIẾT. Nếu không thì tất cả những gì bạn làm hoặc áp dụng theo người khác cũng chỉ công cốc mà thôi."

Bà mẹ xinh đẹp trị con 5 tuổi không chịu đi học bằng cách... cho ra đường nhặt rác
Một người mẹ ở Bangkok, Thái Lan dạy đứa con trai 5 tuổi bài học cuộc sống và được cư dân mạng ủng hộ mạnh mẽ.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con