Tại sao trẻ em Pháp không bao giờ khóc? 9 bí mật dạy con mẹ Pháp chưa từng tiết lộ

Ngày 05/05/2018 10:00 AM (GMT+7)

Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy rất nhiều gia đình, ông bà tham gia vào việc nuôi dạy cháu, thậm chí ông bà chăm cháu nhiều hơn cả bố mẹ chăm con. Nhưng ở Pháp, điều đó không bao giờ xảy ra.

Chúng ta thường thấy trong những bộ phim Pháp, ngay cả trẻ em cũng rất thanh lịch và thông minh, hiếm khi có vẻ ngoài nghịch ngợm, khóc lóc ăn vạ. Tại sao trẻ em Pháp không bao giờ khóc? Xin tiết lộ 9 bí mật dạy con của mẹ Pháp sẽ rất có ích cho các bậc phụ huynh Việt Nam. 

1. Ngay lập tức tìm một người giữ trẻ sau khi sinh

Mẹ Pháp sẽ tiếp tục công việc ngay sau khi sinh 10 tuần, và sau đó tìm một vú em hoặc nhà trẻ để giúp mình việc chăm con. Mặc dù luật của Pháp cho phép người mẹ có thể tiếp tục chăm sóc em bé lâu hơn, tuy nhiên, với điều kiện nguời mẹ phải từ chức để nhận trợ cấp xã hội.

Ít ai lựa chọn như vậy. Hơn nữa, đối với mẹ Pháp, ngoài gia đình con cái thì công việc, bạn bè cũng quan trọng, cũng là một phần của cuộc sống. Có lẽ đó là lý do tại sao phụ nữ Pháp luôn nhìn quyến rũ, tự tin.

Ngoài ra, mẹ Pháp nghĩ rằng việc gửi con đến một trường mẫu giáo khi con còn nhỏ, việc được bao quanh bởi nhiều người lạ và trẻ em có thể giúp con thích ứng với thế giới một cách nhanh chóng và trở nên độc lập hơn trong cuộc sống.

2. Để trẻ tự ngủ sớm

Tại sao trẻ em Pháp không bao giờ khóc? 9 bí mật dạy con mẹ Pháp chưa từng tiết lộ - 1

Mẹ Pháp tin rằng trẻ con có thể tự ngủ, không cần người mẹ phải ru. Nếu bé thức dậy khóc lúc nửa đêm, mẹ Pháp sẽ không ngay lập tức bế con lên mà sẽ chờ đợi một vài phút, xác nhận nhu cầu của con sau đó mới quyết định bước tiếp theo nên hành động thế nào. Sau một thời gian dài, trẻ có thể tự ngủ.

Tuy nhiên, để con ngủ riêng không có nghĩa là không quan tâm, cha mẹ nào cũng vẫn phải để mắt trông chừng con nhằm tránh những nguy hiểm bất ngờ.

3. Ông bà không phải là bố mẹ

Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy rất nhiều gia đình, ông bà tham gia vào việc nuôi dạy cháu, thậm chí ông bà chăm cháu nhiều hơn cả bố mẹ chăm con. Nhưng ở Pháp, điều đó không bao giờ xảy ra.

Trong chuyện nuôi dạy con cái, ông bà chỉ là một vai phụ. Có thể hiểu như trong một buổi tụ tập gia đình cuối tuần, ông bà mới đến thăm cháu, cùng uống cà phê hoặc rượu vang, trò chuyện thoải mái, nhưng không phải lúc nào cũng chăm sóc cháu.

4. Hãy để trẻ em chơi

Cha mẹ Pháp cho con cái mình  rất nhiều tự do và cố gắng để cho con tự chơi thay vì chơi với con. Về cơ bản, rất khó để nhìn thấy cha mẹ Pháp chơi đùa vui vẻ với trẻ em trong công viên. Ngay cả khi thấy hai đứa trẻ xung đôt, cãi nhau khi chơi đùa, cha mẹ Pháp cũng không can thiệp quá nhiều mè để cho trẻ học cách giải quyết vấn đề và tự chăm sóc bản thân. 

Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ không bị kỷ luật và không bị trói buộc. Cha mẹ người Pháp nghĩ, nghịch ngợm vô hại nhưng nếu đứa trẻ thực sự làm một điều gì đó rất xấu xa, con chắc chắn sẽ bị phath. Cha mẹ Pháp muốn con phân biệt rõ giữa nghịch ngợm và làm việc xấu.

5. Không có lựa chọn "bữa ăn cho trẻ em"

Tại sao trẻ em Pháp không bao giờ khóc? 9 bí mật dạy con mẹ Pháp chưa từng tiết lộ - 2

Ở Pháp, bạn gần như không thể tìm thấy nhà hàng nào có thực đơn trẻ em riêng. Thậm chí khi ăn ở nhà, trẻ cũng không bao giờ có "món riêng", hay thức ăn yêu thích riêng. Trẻ em phải được ăn cùng người lớn, giống người lớn, chỉ là những miếng nhỏ hơn hoặc mềm hơn.

Mẹ Pháp rất coi trọng chế độ ăn uống. Bữa trưa có thể kéo dài hai tiếng đồng hồ, ăn sáng, ăn trưa, trà chiều, ăn tối, bữa ăn nhẹ mỗi ngày 5 bữa

Cha mẹ Pháp dạy trẻ cách ăn uống tốt và không kén chọn thức ăn. Nếu trẻ không ăn một thức ăn nào đó, mẹ Pháp sẽ cho con ăn thức ăn đó nhưng cách nấu thay đổi thành nhiều món khác nhau cho đến khi trẻ sẵn sàng nếm thử. . 

6. "Lịch sự" là rất quan trọng

Trẻ em Pháp được giáo dục ngay khi còn bé đã phải có cách cư xử tốt. Khi gặp khách đến nhà phải lịch sử,  khi gặp hàng xóm phải chủ động chào đón, phải biết nhường chỗ ngồi khi đi trên phương tiện công cộng. Khi trẻ em Pháp còn nhỏ, con phải học bốn cụm từ lịch sự, bao gồm: Cảm ơn bạn, chúc bạn một ngày tốt đẹp, xin chào, tạm biệt.

7. Trẻ em không cần học năng khiếu

Mẹ Pháp tin rằng thời thơ ấu là lúc học cách mơ mộng, khám phá thế giới và học cách trở thành một đứa trẻ lịch sự và có trách nhiệm chứ không muốn ép buộc trẻ học tài năng, năng khiếu. Theo mẹ Pháp, những môn học đó sẽ đặt trẻ em dưới một số áp lực không cần thiết, khiến con mất đi tuổi thơ.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng những môn năng khiếu trẻ học khi dưới 7 tuổi sẽ bị lãng quên lúc lớn lên. Mẹ Pháp cũng không muốn con biết cách đọc các ký tự và chữ số khi dưới 5 tuổi. Họ nghĩ rằng sẽ tốt hơn cho đến khi con 6 hoặc 7 tuổi mới bắt đầu tập đọc, tập làm toán. 

8. Cuối tuần chắc chắn sẽ không làm thêm giờ

Tại sao trẻ em Pháp không bao giờ khóc? 9 bí mật dạy con mẹ Pháp chưa từng tiết lộ - 3

Người Pháp rất tập trung vào các bữa tiệc cuối tuần, và tất cả phải được chuẩn bị trước. Cuối tuần là ngày gia đình, là thời gian tốt nhất cho trẻ em đi dã ngoại, nướng thịt ngoài trời và đi xe đạp. Cha mẹ Pháp sẽ rất rõ ràng về ngày làm việc và ngày nghỉ ngơi, chắc chắn sẽ không làm việc vào cuối tuần vì họ phải ở cùng con cái hoặc ăn tối với gia đình vào cuối tuần.

9. Cấp tiền cho trẻ em

Khi đi siêu thị, chuyện chứng kiến một đứa trẻ đòi mẹ mua đồ chơi và khóc to cho đến khi mẹ đồng ý mua đã là quá quen thuộc. Nhưng cảnh đó sẽ không bao giờ xảy ra trên đất Pháp. Trẻ em Pháp không đòi mua bất cứ thứ gì. Ngay cả khi cha mẹ từ chối mua kẹo, con cũng sẽ không ồn ào và rất bình tĩnh. Nếu trẻ thực sự muốn mua thì phải tự mình sử dụng tiền bỏ túi để mua.

Cha mẹ Pháp thường bắt đầu cho con tiền tiêu vặt hàng tháng sau khi con 7 tuổi, số tiền sẽ tăng theo tuổi. Ví dụ, 7 tuổi là 7 euro mỗi tháng, 8 tuổi là 8 euro mỗi tháng và cứ như vậy, mẹ Pháp để trẻ tự quản lý sử dụng, nuôi dưỡng các khái niệm tài chính từ khi còn nhỏ.

Lớp học Nhật Bản cho trẻ em ấp trứng, nuôi gà rồi tự tay giết thịt gây tranh cãi
Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ như vậy đã diễn ra suốt 60 năm tại một trường học ở Izumo, tỉnh Shimane, Nhật Bản.
Hạ Mây/ SN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ tây dạy con