3 thứ vốn cho lợn ăn lại trở thành đặc sản, chị em tranh nhau "săn lùng" về chế biến

K.T - Ngày 17/01/2021 19:03 PM (GMT+7)

Ít ai ngờ rằng, những loại rau dành cho lợn ăn này lại trở thành đặc sản được "săn lùng" nhiều đến vậy.

Rau sam

Đây là loài thân mọng nước và chỉ sống một năm, có nguồn gốc ở Trung Đông, Ấn Độ. Từ lâu, một số nước trên thế giới đã coi rau này là thực phẩm bởi nó có giá trị dinh dưỡng cao. 

Ở Việt Nam, nó thường mọc hoang dại nơi ven đường, được người dân hái về nấu cám làm thức ăn cho lợn. Nhưng ngày nay, nó bắt đầu được "coi trọng", thậm chí một số nhà hàng nổi tiếng còn coi đây là đặc sản, chế biến thành nhiều món ăn như: rau sam canh cá chua, rau sam luộc chấm mắm ớt, salad rau sam... Bởi rất giàu vitamin A-B, chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thành phần hoạt chất của rau sam có chứa một loại hormone điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo cho cơ thể.

3 thứ vốn cho lợn ăn lại trở thành đặc sản, chị em tranh nhau amp;#34;săn lùngamp;#34; về chế biến - 1

Rau sam.

Trong y học cổ truyền, rau sam dùng để chữa tiểu đường, giải nhiệt thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tim mạch, trị tiểu ra máu, tiểu rắt,... Nhưng phụ nữ đang mang thai và người bệnh thận không nên ăn rau sam.

Rau khoai lang

Khoai lang là một loại rau củ chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt. Phần củ của nó dùng làm lương thực, còn phần lá dùng làm rau. Trước kia, người dân vùng nông thôn thường hái lá khoai lang về nấu cám cho lợn ăn. Nhưng nay nó đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong danh sách món ăn tại nhiều nhà hàng ở các thành phố lớn.

Từ rau lang, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng như: rau lang luộc chấm mắm nêm tỏi ớt; rau làng xào thịt bò, thịt trâu; canh rau lang nấu ngao...

3 thứ vốn cho lợn ăn lại trở thành đặc sản, chị em tranh nhau amp;#34;săn lùngamp;#34; về chế biến - 2

Rau khoai.

Theo tìm hiểu, rau khoai lang chứa lượng lớn vitamin C-B6, giá trị dinh dưỡng tương đương với rau chân vịt nhưng lượng axit axalic lại ít nên nguy cơ gây bệnh sỏi thận thấp hơn. Trong y học cổ truyền, rau lang có tính bình, vị ngột, ích khí hư... chữa các bệnh như táo bón, ốm nghén, quáng gà, trị mụn, đau lưng mỏi gối...

Bèo tây

Đây là loài thực vật thân thảo, sống nổi theo dòng nước. Nó có xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Tại nước ta, rau bèo tây sống chủ yếu ở các ao, ruộng trũng bỏ hoang.

Ở miền Bắc, bèo tây vốn được coi là thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là lợn. Tuy nhiên hiện nay nó lại trở thành đặc sản được "săn lùng" để chế biến thành hàng loạt món như gỏi hải sản, nhúng lẩu, xào với các loại thịt... Bởi hương vị của nó rất lạ và chữa được khá nhiều bệnh.

3 thứ vốn cho lợn ăn lại trở thành đặc sản, chị em tranh nhau amp;#34;săn lùngamp;#34; về chế biến - 3

Bèo tây.

Theo y học cổ truyền, bèo tây có vị nhạt, tính mát, có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay,... Đây cũng là loại rau chứa nhiều acid amin, giàu vitamin tốt cho cơ thể.

Thứ mọc hoang dại trở thành đặc sản nổi tiếng, chế biến được nhiều món ăn ngon
Ở Việt Nam, rau choại chủ yếu sống ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang.
K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương