Loại lá có tên rất lạ, xưa mọc bờ bụi không ai ngó ngàng nay thành đặc sản được ưa chuộng ở thành phố, hương vị đặc biệt

Phú Nguyễn - Ngày 14/01/2025 18:18 PM (GMT+7)

Loại lá này được sử dụng trong món bánh tráng Trảng Bàng, người thành phố yêu thích hương vị của chúng. 

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Tây Ninh. Một trong những thứ làm nên hương vị đặc biệt của món ăn này là các loại rau rừng như lá sao nhái, lá cóc, lá trâm, đọt mọt, săng máu, lá bứa rừng, lá mặt trăng...

Cây mặt trăng thuộc chi Syzygium, vốn mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều tại các nước Đông Nam Á. Cây có thể cao từ 3-4m. Lá mặt trăng thuộc loại kép chẵn, gồm 2 cặp lá có hình dáng thon dài tựa như trái xoan ngược hoặc trăng lưỡi liềm. Lá non có màu đỏ thẫm trông bắt mắt và rất dễ để phân biệt. Khi già lá sẽ chuyển sang màu.

Lá mặt trăng có nhiều ở Tây Ninh, từ xưa đã được người dân địa phương sử dụng để ăn sống, kết hợp với thịt luộc, thịt nướng, chấm mắm cá...

Lá mặt trăng có nhiều ở Tây Ninh, từ xưa đã được người dân địa phương sử dụng để ăn sống, kết hợp với thịt luộc, thịt nướng, chấm mắm cá...

Tại Việt Nam, cây mặt trăng được tìm thấy ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là tại các tỉnh miền Tây. Loài cây này mọc ở môi trường ẩm nướt, quanh kênh mương, ao hồ, sông suối. Từ xưa, người dân địa phương đã sử dụng lá mặt trăng như một loại rau rừng để ăn kèm trong các món thịt luộc, thịt nướng, làm rau sống chấm cùng với nước cá kho, mắm kho...

Theo tìm hiểu, lá mặt trăng có vị chát nhẹ để cân bằng độ béo ngậy của thịt ba chỉ hay bánh xèo chiên rán nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, mùi thơm dịu nhẹ của thứ rau rừng cũng khiến nhiều người thích thú. Bộ phận ăn được của rau mặt trăng nằm ở phần lá non mềm đỏ ửng ở đọt cây, trong khi phần lá già tương đối xơ cứng, đắng chát, không phù hợp để chế biến món ăn. 

Lá mặt trăng được sử dụng như một loại rau rừng tạo nên hương vị đặc biệt cho món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Lá mặt trăng được sử dụng như một loại rau rừng tạo nên hương vị đặc biệt cho món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Hiện nay, rau mặt trăng trong tự nhiên không còn nhiều, vì thế người dân địa phương đã mở rộng mô hình trồng rau mặt trăng cùng với các loại rau rừng khác trong vườn nhà để bán vào nhà hàng, quán ăn. 

Trên thị trường, lá mặt trăng được đóng gói bán riêng hoặc bán cùng với các loại rau rừng khác. Mỗi kg có giá khoảng 70.000 đồng/kg. 

Chị Hạnh (ở TP.HCM) chia sẻ: "Ngày trước không ai biết tới giống rau này nhưng vài năm trở lại đây, chúng trở nên phổ biến hơn và được nhiều người tìm mua. Thế nhưng lượng rau mặt trăng cũng không nhiều và hàng không có thường xuyên. Mình chủ yếu lấy từ thương lái đổ sỉ rau rừng từ Tây Ninh.

Nhiều người nhận xét lá mặt trăng cuốn cùng bánh tráng, bánh xèo hay ăn với thịt luộc, chấm mắm nêm đều rất ngon. Khi mà cuộc sống trở nên đủ đầy hơn thì người dân lại có xu hướng tìm về các loại rau rừng vừa sạch vừa có hương vị độc lạ, vì thế rau mặt trăng rất được ưa chuộng". 

Lá mặt trăng mang lại thu nhập cho một số hộ dân ở Tây Ninh

Lá mặt trăng mang lại thu nhập cho một số hộ dân ở Tây Ninh

Mặt trăng vốn là cây rừng mọc hoang dại nên dễ trồng, không cần chăm sóc quá nhiều vẫn thu hoạch lá đều để bán. Cùng với các loại rau rừng khác, lá mặt trăng mang về nguồn thu nhập cho ổn định cho nhiều hộ dân ở Tây Ninh. 

Ngoài làm thành món ăn ngon, theo dân gian, rau mặt trăng còn có những tác dụng đối với sức khỏe như thanh nhiệt, nhuận tràng, chống oxy hóa...

Đặc sản Hải Phòng không phải ai cũng dám thử, giá chỉ vài chục nghìn, nhìn như cát sạn mà ăn vừa mềm vừa thơm
Đây là loại sinh vật nhỏ bé, giống như hạt cát, có màu nâu sẫm và mùi tanh của tôm, cá. Món ăn này là đặc sản của quê hương vùng biển, nhiều người...

Đặc sản 4 phương

Theo Phú Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]14/01/2025 17:08 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương