Thứ mọc dại ven ruộng trở thành đặc sản nổi tiếng không thể thiếu tại các nhà hàng

KHAI TÂM - Ngày 14/01/2021 19:00 PM (GMT+7)

Bông so đũa là nguyên liệu chế biến được rất nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn và thơm ngon.

So đũa là loài cây thân gỗ, thường mọc hoang dại hoặc được trồng tại bờ kênh, ruộng và đất vườn. Nó phát triển chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thân cây so đũa cao 5-10 m, sống kéo dài 5-10 năm, là cây bụi lớn với nhiều cành, lá phát triển. Thân có vỏ dầy, sần sùi và tiết ra mủ đỏ. Rễ thuộc loại rễ cọc, có nhiều rễ phụ ăn cạn và rễ non có thể được vi khuẩn cộng sinh để tạo nốt sần có khả năng tổng hợp đạm từ không khí. Hoa to, mọc thành chùm ngắn có 3-5 cái thõng xuống ở nách lá, dạng hoa môi dài 7-8 cm, màu trắng đôi khi hồng.

Người dân miền Tây thường sử dụng lá so đũa làm thức ăn chăn nuôi, cụ thể: lá tươi để cho dê, cá mè, trắm…; ủ chua làm thức ăn cho bò, lợn… Thân và nhánh cây dùng làm củi đun hoặc nguyên liệu trồng nấm. Còn hoa dùng như rau đặc sản cao cấp.

Thứ mọc dại ven ruộng trở thành đặc sản nổi tiếng không thể thiếu tại các nhà hàng - 1

Lá và hoa so đũa.

Theo Y học cổ truyền, cây so đũa có tác dụng cầm tiêu chảy, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giải nhiệt, nhuận tràng, và tăng lực, chữa vết bầm tím, báng bụng, kiết lỵ, đau mắt, sốt, nhức đầu, bệnh đậu mùa, vết loét, viêm họng và lở miệng.

Nước ép từ hoa được sử dụng để điều trị đau nửa đầu, nghẹt mũi, sổ mũi. Nó có tác dụng làm gia tăng sự tiết dịch ở các xoang mũi và làm tan biến cảm giác đau nhức nặng nề ở đỉnh đầu. Lá tán bột đắp lên vết bầm tím, bong gân.

Ngoài ra, bông so đũa còn là nguyên liệu chế biến được rất nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn và thơm ngon. Thường, người dân thu hoạch hoa vào lúc sáng sớm để đảm bảo độ tươi ngon. Sau đó họ nhặt bỏ đài, nhụy và cuống hoa rồi rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước, đem đi chế biến.

Thứ mọc dại ven ruộng trở thành đặc sản nổi tiếng không thể thiếu tại các nhà hàng - 2

Món ăn chế biến từ hoa so đũa.

Trước kia, người miền Tây thường chế biến bông so đũa thành các món canh chua, lẩu chua với cá lóc, cá rô, tôm…Hiện nó có thể luộc riêng hoặc chung với nhiều loại rau củ quả khác rồi đem chấm với mắm kho quẹt. Đây cũng chính là món tủ của nhiều nhà hàng, khách sạn lớn dành để đãi khách thành thị.

Cách chế biến món bông so đũa hấp cá lóc nổi tiếng:

Nguyên liệu

- Một con cá lóc

- 18 bông so đũa

- Gia vị: tiêu, bột ngọt, mắm muối, hành tím…

Chế biến

- Cá lóc làm sạch ướp với gia vị trong 10 phút

- Rửa sạch so đũa rồi lần lượt sắp vào đĩa lớn, đặt lên cá. Sau đó để đĩa cá và so đũa trong nồi hấp cách thủy đậy nắp nồi đun sôi trong 30 phút thì cá chín. Lấy đĩa cá ra ăn với cơm nóng hoặc nhắm rượu. Nước chấm là nước mắm đồng dầm ớt. Khi lấy đĩa cá nóng ra, lấy bông so đũa phía trên, để lộ thân cá một phần khói lên nghi ngút rất hấp dẫn. Lúc này bông so đũa rất ngon vì đã hút hết những mùi vị thơm ngọt của cá khi hấp tiết ra.

Thứ mọc dại trở thành đặc sản nổi tiếng được ví như nhân sâm, ăn một miếng nhớ cả đời
Gần đây, rau ngũ gia bì hương bỗng trở thành đặc sản không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người vùng núi và các nhà hàng, khách sạn.
KHAI TÂM
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương