Ghé thăm Long Xuyên, du khách sẽ bất ngờ khi được thưởng thức những đặc sản lạ miệng chưa từng thấy.
Bánh xèo rau rừng
Đã đến Long Xuyên, du khách nhất định phải nếm thử món bánh xèo rau rừng đặc sản Long Xuyên nổi tiếng nha. Tuy bánh xèo nơi đâu cũng có nhưng bánh xèo rau rừng Long Xuyên lại mang một hương vị riêng biệt không nơi nào có được. Điểm đặc biệt ấy chính là đĩa rau rừng ăn kèm phong phú với hơn 20 loại được hái trên núi Cấm, gồm có: rau tía tô, xà lách, lá của cây xoài, các loại dưa giá, húng quế, diếp cá,…
Bánh xèo rau rừng có vỏ bánh giòn, có vị ngọt của tôm, thịt ba rọi, giá đỗ ăn kèm với dĩa rau rừng lạ miệng. Bánh xèo Long Xuyên thường được chấm với nước mắm chua ngọt, cắn một miếng thấy vị ngon đến lạ.
Cơm tấm nhuyễn Long Xuyên
Cơm tấm nhuyễn chính là một trong những đặc sản Long Xuyên mà bất cứ du khách nào cũng muốn một lần nếm thử khi đến nơi đây. Một dĩa cơm tấm nhuyễn Long Xuyên cũng đầy đủ từ cơm tấm bì, trứng hấp, đồ chua và nước sốt. Nhưng thay vì sườn nướng như ở mọi nơi thì ở Long Xuyên người ta dùng thịt mông heo để thay thế. Miếng thịt được nấu ram theo kiểu miền Tây nên chúng có vị mặn ngọt rất đặc trưng mà không thể nơi nào bắt chước được.
Ngoài ra, phần nước chấm cũng đa dạng khi có 2 loại là nước mắm pha và nước kho thịt để thực khách có thể thoải mái lựa chọn. Và đến khâu trình bày thì tất cả các nguyên liệu trên dĩa cơm đều được cắt sẵn thành những miếng vừa ăn. Có lẽ, chính từ những sự khác biệt này mà món cơm tấm nhuyễn Long Xuyên vẫn giữ được cá tính riêng của mình giữa một rừng các thương hiệu khác hiện nay.
Bún cá Long Xuyên
Món đặc sản Long Xuyên đầu tiên và cũng là món nổi tiếng nhất chính là bún cá. Để nấu bún cá không khó nhưng rất kỳ công và đòi hỏi người nấu phải có sự khéo léo. Cá dùng để nấu bún cá phải là cá tươi, được làm sạch sẽ rồi luộc chính. Sau khi luộc cá xong các bạn phải gỡ bỏ xương, chỉ lấy phần thịt và ướp cùng với bột nghệ sau đó xào sơ qua để gia vị ngấm vào cá.
Nước dùng chính là yếu tố then chốt làm nên món ăn này. Người ta không chỉ sử dụng xương heo để nấu mà còn lấy cả nước luộc cá và nên nếm thêm các gia vị khác.
Khi đã có đầy đủ các nguyên liệu sẽ xếp vào trong tô lần lượt bún, cá, bắp chuối, rau muống thái mỏng, rau răm và chan thêm nước dùng nóng hổi lên. Ngoài ra, món ăn này còn phải có cả một chén muối ớt chanh để chấm mới đúng vị. Giá của một tô bún cá Long Xuyên chỉ từ 20.000 – 25.000 đồng mà thôi.
Lẩu mắm Long Xuyên
Đến Long Xuyên, bạn sẽ được thưởng thức món lẩu mắm được nấu từ mắm cá linh, cá sặc, cá chốt,… Những loại mắm này có vị ngọt và mùi hương rất kích thích. Đầu tiên, người ta sẽ ninh mắm với nước cho thật nhừ, sau đó gạt bỏ phần xác của mắm, chỉ sử dụng nước cốt của mắm đã hòa tan vào nước.
Thông thường người ta sẽ dùng sả để khử bớt mùi của mắm. Nước dùng được nấu cùng với cá basa, cá kèo, cá bông lau, cá lóc và các loại thịt, tôm, mực, nghêu,… cho thêm sả ớt, tỏi băm để nước dùng thêm đậm đà. Rau ăn lẩu mắm khá phong phú, gồm rau đắng, rau muống bào, bạc hà, bông bí đỏ, bắp chuối bào. Có thể ăn kèm với bún hoặc mì gói đều ngon.
Gỏi sầu đâu
Lạ miệng, ngon và dễ ghiền chính là điều mà mọi du khách nhận xét khi được thưởng thức đặc sản Long Xuyên là món gỏi sầu đâu. Sầu đâu là một thứ cây mọc hoang và có nhiều nhất ở vùng Bảy Núi, vùng Châu Đốc- An Giang. Thức vị nhẫn đắng, hơi chát của sầu đâu được người dân nơi đây chế biến rất tài tình. Sau khi thu hái về, lá sầu đâu được rửa sạch và chần sơ qua với nước sôi.
Khô cá sặc được nướng hoặc chiên sẵn cùng xoài sống bào thành sợi mỏng và dưa leo cắt lát được kết hợp cùng lá sầu đây đã sơ chế. Để tăng hương vị cho món gỏi, người ta trộn thêm đậu phộng rang, tôm và thịt ba chỉ heo. Cuối cùng, nước trộn gỏi được pha từ nước mắm và me chín, tỏi ớt băm nhỏ sẽ làm tăng thêm vị ngon cho món gỏi sầu đâu.
Gỏi sầu đâu được du nhập về Việt Nam từ đất nước Campuchia nhờ những gia đình Khơ- me sống tại đây Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này, hãy đến Long Xuyên vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau vì đây là thời điểm cây sầu đâu thường cho lá mới và ra hoa.