"Thịt của nó thơm lắm, bán rất được giá. Nhiều buôn lái đến tận nhà các hộ dân mua với giá lên tới 180.000 – 200.000 đồng/kg. Nhà nào có đám giỗ hay đám cưới, chỉ cần bán chục con là có thể lo liệu hết mọi việc”, anh A Vừng nói.
Cao nguyên đá Tủa Chùa (Điện Biên) có một giống gà đặc sản mà chỉ nơi mới có, đó là gà xương đen của đồng bào dân tộc Hmong. Anh Giàng A Vừng (38 tuổi) – sinh sống tại vùng cao nguyên này cho biết: “Theo tiếng Hmong, giống gà đen ấy có tên gọi là Ka Đu, có sức đề kháng rất tốt. Trải qua hàng chục năm sống du canh du cư, Ka Đu vẫn được lưu giữ và được coi là đặc sản quý hiếm, có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng khi dựng vợ gả chồng.
Gà Ka Đu có đặc điểm: mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen. Đặc biệt chúng sinh trưởng và phát triển tốt. “Ở cao nguyên Tủa Chùa rất lạnh, nhiệt độ có ngày xuống dưới 5 độ C nhưng gà đen vẫn cứ sống bình thường. Thịt của nó thơm lắm, bán rất được giá. Nhiều buôn lái đến tận nhà các hộ dân mua với giá lên tới 180.000 – 200.000 đồng/kg. Nhà nào có đám giỗ hay đám cưới, chỉ cần bán chục con là có thể lo liệu hết mọi việc”, anh A Vừng nói.
Gà Ka Đu có đặc điểm: mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen.
Thịt gà đen Ka Đu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thường được mọi người biết đến với các món cháo cho trẻ nhỏ, phụ nữ mới sinh, người mới ốm dậy. Ngoài ra trong các mâm cỗ đều phải có thịt gà đen, như vậy mới quý, chủ nhà mới hiếu khách. “Mỗi dịp xuống xuôi có việc hay cỗ bàn gì, tôi ăn thịt gà của họ thấy không ngon bằng Tủa Chùa. Gà Ka Đu nuôi bằng thóc, ngô, ngủ trên cây, chạy bộ nên cả năm nặng chừng 2kg. Vì thế thịt chắc, thơm và ngọt hơn gà dưới xuôi nhiều”, anh A Vừng cho hay.
Thịt gà đen Ka Đu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thường được mọi người biết đến với các món cháo cho trẻ nhỏ, phụ nữ mới sinh, người mới ốm dậy.
Cứ mỗi dịp gần Tết Nguyên đán, buôn lái ở thành phố lên cao nguyên đá Tua Chủa săn lùng mua loại gà đen này càng nhiều nhưng không vì thế mà người Mông ép giá. “Cận Tết Nguyên đán, nhà nào ở Tủa Chùa sau khi bán cũng để lại vài con ăn tết. Theo đó họ chọn những con gà trống to, đẹp làm giống và chục con gà mái nhân giống năm sau, còn lại họ bán lấy tiền sắm Tết.
Nhiều người bạn của tôi thắc mắc sao trên quê tôi có nhiều gà đen vậy? Họ đâu có biết ở đây nhà nào cũng nuôi từ vài chục đến vài trăm con. Thậm chí nhiều hộ gia đình thấy việc nuôi gà đen đem lại hiệu quả kinh tế cao đã đầu tư tiền làm trang trai, nuôi hàng nghìn con để kinh doanh”, người đàn ông dân tộc Mông nói.