Đây được xem là đặc sản của tự nhiên, chẳng cần trồng mà vẫn có thể kiếm tiền sau khi lấy về bán.
Nhìn qua bên ngoài, thứ màu xanh này chẳng có gì hấp dẫn vậy mà từ bao đời nay được xem là món đặc sản rất ngon.
Rêu đá là loại rêu đặc sản của vùng Tây Bắc đặc biệt là Sơn La.
Chúng nằm trên các gờ đá ở bờ suối, ở vùng nước nông từ đầu gối đến bàn chân, không mọc ở những vùng nước sâu hay nước tù đọng.
Nếu muốn lấy được rêu, người nhặt rêu phải đi dọc các khe suối có nhiều đá, khá gập ghềnh và trơn trượt. Việc nhặt rêu có thể kéo dài cả ngày trời.
Người nhặt rêu sẽ dùng dao hoặc vật sắc để tách chúng ra khỏi đá. Với rêu mọc trôi nổi trên nước thì dùng vợt xúc.
Rêu đá mọc vào mùa thu khi nước trong xanh. Sau khi nhặt về, người ta sẽ dùng chày gỗ để đập dập trên tảng đá sạch hay thớt cứng.
Tiếp đó, người nhặt rêu sẽ tìm các sạn, cát bám trên rêu rồi làm sạch trước khi bán.
Rêu có thể được chia thành 3 nhóm gồm có cui, cay và tau. Trong đó, "tau" là rêu mọc từng mảng ở ao và khe suối, còn "cay" là rêu sợi rời rạc, còn "cui" mọc thành sợi như tóc màu sẫm.
Rêu đá sau khi đưa về có thể chế biến thành canh rêu, nộm rêu và rêu nướng. Trong đó rêu nướng là món ăn được nhiều người thích nhất.
Rêu có thể bảo quản tươi. Tuy nhiên cũng có một cách khác là gác bếp để ăn dần.
Người bán thường quấn rêu thành từng bánh tròn có giá từ 20.000 đồng - 30.000 đồng/kg. Những người từ miền xuôi lên cũng rất thích mua loại rêu này về để ăn.
Không chỉ có Tây Bắc mà ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ cũng có loại rêu đá nổi tiếng. Bà con nơi đây cho rằng, nhờ món rêu này mà có nhiều người sống trường thọ.
5 đặc sản được ưa thích nhưng có mùi hôi, đáng sợ nhất thế giới