“Hiện tại phần lớn cá mút đá được bán dưới dạng đóng gói hút chân không, vì thế cửa hàng tôi mỗi đợt nhập chỉ lấy khoảng chục gói bán cho khách quen với giá 220.000 – 270.000 đồng/kg", chị Vân Ngọc nói.
Cá mút đá (hay còn gọi là cá ninja, cá giấu đầu lòi đuôi) là loài cá da trơn, có phần đầu giống với con lươn và ria ngắn; có một họp sọ nhưng chứa đến 2 não; không có hàm và không có xương sống; không có mắt; thường ăn vào ban đêm. Đặc biệt thân cá chứa nhiều tuyến bài tiết chất nhờn nằm dọc theo suốt chiều dài cơ thể. Khi phòng vệ hoặc chống lại kẻ săn mồi thì cơ thể sẽ bài tiết ra chất nhờn khiến có kẻ săn mồi không bắt được chúng.
Cá mút đá sống chủ yếu ở độ sâu 500-1000m so với mức nước biển và nhiệt độ nước dao động từ 5-8 độ C. Chúng được tìm thấy nhiều ở bờ biển Đại Tây Dương thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và phía Tây Địa Trung Hải.
Cá mút đá sống chủ yếu ở độ sâu 500-1000m so với mức nước biển và nhiệt độ nước dao động từ 5-8 độ C.
Tại Việt Nam, cá mút đá thường sống trong các rạn san hô, ven bờ biển hoặc vùng đá ngầm ở khu vực miền Trung và miền Nam. Chị Vân Ngọc (36 tuổi, TP.HCM) - người chuyên bán tôm cá đặc sản ở quận Tân Bình cho biết: “Ở nước ta, cá mút đá gồm có 2 loại: lưng đen và lụa.
Lưng đen có màu đen ở lưng và có màu trắng ở phần bụng, sống ở độ sâu từ 300-500m dưới mức nước biển.
Lụa có hình dạng thon dài với lớp da màu hồng nhạt, thường sống ở độ sâu 1000, dưới mực nước biển”.
Cũng theo chị Vân Ngọc, cá mút đá có hình dạng xấu xí nhưng khi nấu lên phần thịt có màu trắng tươi rất bắt mắt, dai gần giống thịt gà và có hương thơm nhẹ. Đặc biệt từ lâu, chúng đã được xem là loài cá dành cho giới quý tộc châu Châu, là thức ăn quen thuộc của người dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... Còn tại nước ta, người dân chỉ mới ăn cá mút vài năm trở lại đây. Đặc biệt nó chỉ xuất hiện trong các quán nhậu và nhà hàng, chưa phổ biến trong bữa cơm gia đình.
Cá mút đá có hình dạng xấu xí nhưng khi nấu lên phần thịt có màu trắng tươi rất bắt mắt, dai gần giống thịt gà và có hương thơm nhẹ.
“Hiện tại phần lớn cá mút đá được bán dưới dạng đóng gói hút chân không, vì thế cửa hàng tôi mỗi đợt nhập chỉ lấy khoảng chục gói bán cho khách quen với giá 220.000 – 270.000 đồng/kg. Còn các cửa hàng nhậu hoặc nhà hàng họ sẽ nhập cá mút đá tận gốc, sau đó đem về sơ chế và hút chân không dùng dần”, chị Vân Ngọc nói.
Từ cá mút đá, chị em nội trợ có thể chế biến thành 3 món đặc trừn: nướng, um chuối và xào sả ớt.
Cá mút đá nướng
Có rất nhiều cách để chế biến cá mút đá nướng như nướng mọi: nướng trực tiếp cá trên bếp than đến khi có màu vàng nâu, sợi gân sun lại là có thể ăn được; nướng sa tế: Tẩm ướp cá với mỡ của sa tế trước khi nướng; nướng sả giềng: ướp cá với các loại ra vị hành khô, tiêu, sả băm nhỉ trong 10 phút trước khi nướng; nướng lá lốt: tẩm ướp cá với sa tế và hạt tiêu. Sau đó cuốn lá lốt quanh cá rồi nướng trên bếp than.
Cá mút um chuối
Cá sau khi làm sạch cắt khúc vừa ăn và ướp với nước cốt giềng mẻ và cà phê tiêu, hành tím băm nhỏ. Sau đó chị em chuẩn bị đậu phụ chiên vàng, chuối xanh tước vỏ và cắt khúc vừa ăn rồi cho dầu vào nồi phi tỏi cho vàng rồi cho cá đã ướp vào xào, cho chuối và um đến khi cá chín, chuối mềm vừa ăn. Tiếp đó nêm nếm gia vị và cho thêm đậu phụ om 5 phút là có thể thưởng thức được.