"Chúng là loại cá không còn xa lạ đối với người dân Phú Quốc. Song phải vài năm trở lại đây mới được khách du lịch biết đến và trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng huyện đảo này", chị Khánh Ngọc (32 tuổi) - chủ cửa hàng thủy hải sản tại nơi này cho biết.
Cá ba thú có tên khoa học là Rastrelliger brachysoma, tên tiếng Anh là Indo Pacific mackerel. Chúng cùng họ cá cá nục, cá mạc má nên có đặc điểm khá giống nhau. Theo đó, thân cá có hình thoi, hơi dẹp bên và rất cao, chiều cao thân sau nắp mang gấp 3,7–4,0 lần chiều dài kinh tế, kích cỡ khai thác 150–200 mm; đầu dài gần bằng chiều cao thân; mắt mỡ rất phát triển; lược mang rất dài và trông thấy rõ khi mở miệng cá; sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có 5 vây phụ; thân màu xanh lá cây sẫm, hai bên sườn và bụng màu trắng bạc, có một hàng chấm đen chạy dọc lưng; tia cứng vây lưng màu vàng nhạt, đầu tia có viền đen; vây ngực và bụng sẫm màu, các vây khác màu vàng nhạt.
Cá ba thú cùng họ cá cá nục, cá mạc má nên có đặc điểm khá giống nhau.
Cá ba thú có nhiều ở vùng biển Đông và biển Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). "Cá ba thú cùng họ với cá bạc má nhưng trọng lượng nhỏ hơn. Ngư dân bảo rằng cá ba thú là loại cá nhỏ (khoảng 3 ngón tay trở lại); còn loại cá lớn (từ 3 ngón tay trở lên) gọi là cá bạc má.
Chúng là loại cá không còn xa lạ đối với người dân Phú Quốc. Song phải vài năm trở lại đây mới được khách du lịch biết đến và trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng huyện đảo này", chị Khánh Ngọc (32 tuổi) - chủ cửa hàng thủy hải sản tại nơi này cho biết.
Cũng theo chị Khánh Ngọc, cá ba thú có giá rẻ so với các loại cá khác có ở vùng này. Xưa chúng là loại cá rẻ bèo, dành cho dân nghèo. Vì thế giá của chúng chỉ dao động khoảng 70.000 - 90.000 đồng/kg.
Cá ba thú nướng vô cùng thơm ngon.
Dẫu vậy loại cá này vẫn có thể chế biến thành nhiều món ngon và hấp dẫn, nhanh nhất là nướng hoặc hấp. "Sau khi làm sạch ruột, cá được đặt trên vỉ than hồng hoặc đặt trên vỉ hấp, trong chốc lát sẽ có món ăn dọn ra bàn. Khi nướng, cá gần chín tới tỏa mùi thơm gợi thèm khứu giác, “mời mọc” hơn món hấp kín đáo trong nồi dù đã được rắc lên mặt nào hành xắt nhỏ, cà chua và mỡ heo xắt hột lựu.Ở Phú Quốc, cả hai món này đều được ăn với rau rừng, gồm: đọt bứa, sao nhái, bằng lăng, trâm sắn, trâm kiềng kiềng, trâm ba vỏ, kim cang…, nhất là kèm thêm dừa rám nạo, cuốn bánh tráng, chấm nước mắm giấm đường tỏi ớt", chị Khánh Ngọc cho hay.
Ngoài ra, cá bá thu còn chế biến thành món kho tộ, kho mía, kho dưa cải. Hiện khách du lịch ghé tới Phú Quốc có thế ghé tới các quán hải sản dân dã, nhà hàng... để thưởng thức món ăn từ cá ba thú. Song rất ít người mua chúng về nhà làm quà tặng người thân, bạn bè bởi chúng không thể giữ được độ tươi ngon khi vận chuyển xa, cá nhỏ...