Từ củ ấu, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè ấu, củ ấu hầm giò lợn, ấu chiên, củ ấu hầm dừa với chuối, nấu khoai sáp hay lợn quay nấu củ ấu.
Củ ấu có tên khoa học là Trapa cochinchinensis, thuộc họ ấu, gồm nhiều loại như ấu trụi, ấu gai, ấu sừng trâu. Mặc dù gọi là củ ấu nhưng đây lại là trái của cây ấu nhưng phát triển ngập trong nước và khi rụng vùi xuống bùn sâu.
Cây củ ấu sống ở dưới nước, thân ngắn có lông. Có hai thứ lá: lá nổi có phao ở cuống hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài 4 - 5cm, rộng 6 - 7cm, cuống dài 6 - 15cm, giữa có phao; lá chìm thì phiến lá giảm, phiến xẻ lông chim, nhưng rất nhỏ nên chỉ thấy các đường gân. Hoa trắng, mọc đơn độc hay ở kẽ lá; 4 lá dài, 4 cánh hoa 4 nhị bầu trung hai ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả thường gọi là “củ”, có hai sừng, cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành.
Cây củ ấu sống ở dưới nước, thân ngắn có lông.
Tại Việt Nam, cây củ ấu được trồng ở các ao đầm tại mọi vùng miền. Nó được trồng bằng hạt hoặc bằng chồi và mùa quả có thể thu hoạch được vào tháng 7-9 hàng năm. Ngày nay, nó mọc khá nhiều ở miền Tây, được thương lái mua ngay tại ruộng với giá từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg.
Từ củ ấu, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè ấu, củ ấu hầm giò lợn, ấu chiên, củ ấu hầm dừa với chuối, nấu khoai sáp hay lợn quay nấu củ ấu.
Từ củ ấu, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Ngoài ra củ ấu cũng được xem là một vị thuốc trong đông y với vị ngọt, tính mát, có thể dùng giải nhiệt, trị mụn nhọt, viêm loét dạ dày. Củ ấu non có thể ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đánh giá củ ấu có chứa khá nhiều dinh dưỡng với hàm lượng cao các chất như 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie Củ ấu hiện cũng được bày bán khá nhiều dọc các con đường quốc lộ, nên các bạn cũng có thể dễ dàng mua và thưởng thức nhé.