Loại quả xưa chín đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được dân thành phố ráo riết tìm mua

K.T - Ngày 28/07/2021 19:00 PM (GMT+7)

Hiện chúng được bán tại một số phiên chợ vùng cao vào tháng 8-10. Bởi khi ấy người dân mới vào rừng thu hoạch, đem ra chợ bán với giá 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Sổ bà là loại cây có tán lá tròn cao, có chiều cao khoảng 15 – 20 m. Vỏ thân thường xù xì, tróc từng mảng và có màu đỏ hồng. Cành cây hình trụ, thường được phủ bởi một lớp lông. Lá cây to, hình mác hoặc thuôn dài, mọc so le. Lá có chiều rộng 1 – 10 cm và dài 1.5 – 3 cm. Mặt dưới lá có gân phụ nổi rõ và được phủ đầy lông. Cuống lá dài 3 – 5 cm và có lông bao phủ, đồng thời có rãnh.

Hoa sổ bà thường mọc từ tháng 3 – 5. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá có cuống mập. Hoa lớn có đường kính khoảng 10 cm với đầi có 5 bản dai và dày. Tràng hoa có 5 cánh lớn hơn đài.

Quả sổ mang đài tồn tại, có đường kính 10 cm. Quả thường kết quả vào tháng 8 – 10. Quả sống có màu xanh và khi chính ngả thành vàng.

Quả sổ mang đài tồn tại, có đường kính 10 cm.

Quả sổ mang đài tồn tại, có đường kính 10 cm.

Sổ bà phân bố ở các nước thuộc khu vực châu Á như Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc, Malaysia... Tại Việt Nam, chúng là loại cây mọc hoang ở nhiều khu vực vùng Tây Bắc. Chúng sống chủ yếu ở các bờ suối, khe nước  của các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên.

Sổ bà có lá và quả có thể sử dụng được, song quả được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Quả sổ có vị chua nên được người dân ăn sống chấm với muối ớt hoặc ép lấy nước, bỏ thêm đường rồi pha với nước đun sôi để nguội tạo thành thứ nước giải khát mát, bổ dưỡng vào mùa hè. Đây được coi là “hương vị” tuổi thơ của rất nhiều người.

Ngoài ra, quả sổ còn dùng làm nguyên liệu để tạo ra mứt, xốt chua, thuốc ho. Hiện chúng được bán tại một số phiên chợ vùng cao vào tháng 8-10. Bởi khi ấy người dân mới vào rừng thu hoạch, đem ra chợ bán với giá 20.000 – 30.000 đồng/kg. Thậm chí nhiều người thành phố lên đây chơi thường đặt mua hàng yến sổ về làm quà và cất trữ ăn dần.

Quả sổ có vị chua nên được người dân ăn sống chấm với muối ớt hoặc ép lấy nước, bỏ thêm đường rồi pha với nước đun sôi để nguội tạo thành thứ nước giải khát mát, bổ dưỡng vào mùa hè.

Quả sổ có vị chua nên được người dân ăn sống chấm với muối ớt hoặc ép lấy nước, bỏ thêm đường rồi pha với nước đun sôi để nguội tạo thành thứ nước giải khát mát, bổ dưỡng vào mùa hè.

Chị Ngọc Linh (29 tuổi) - sinh ra và lớn lên tại Lạng Sơn cho biết: "Đối với nhiều người, quả sổ còn lạ lẫm nhưng với người dân xứ Lạng nói riêng và một số tỉnh vùng cao nói chung thì chúng rất thân thuộc. Trước kia, loại quả này chín rụng đầy vườn nhưng không ai nhặt, chỉ có tụi trẻ con hái hoặc lượm về rồi ăn như một thức quà quê. Sau này, người thành phố sành ăn, thích thú hương vị của chúng thì người dân bắt đầu đổ xô đi thu hoạch, đem về bán. Đặc biệt chúng được coi như là một loại quả cải thiện đời sống kinh tế của người dân".

Về lá sổ tươi - loại bánh tẻ, người dân thường hái đem về rửa sạch, giã nát, thêm nước rồi gạn uống để chữa bệnh đái dầm, ngộ độc thức ăn.

Trước thứ này ít ai để ý, giờ thành đặc sản quý hiếm mà nhà hàng nào cũng cần tới
Tại Việt Nam, đại hồi thường có tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang... và trở thành đặc sản quý hiếm tại những vùng đất này.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương