Xưa me rừng chín rụng đầy không ai ăn, chỉ cố một số người dân đi rừng khát nước vặt ăn chơi hoặc đem về nấu canh, kho cá, ngâm rượu.
Me rừng còn có tên gọi khác là ngư cam tử, du cam tử, dư cam tử, mận rừng... thuộc họ thầu dầu. Cây là loài thực vật thân nhỡ, có chiều cao trung bình trong khoảng 5-8cm. Lá nhỏ xếp sít lại thành hai dây và có hình dạng trông như lá kép lông chim.
Cât thường ra hoa vào khoảng tháng 4-5. Hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu vàng với kích thước nhỏ. Quả thịt có hình cầu, màu nâu vàng nhạt, có khía rất mờ.
Me rừng có nguồn gốc từ Ấn độ và Malaysia, thường mọc hoang ở khu vực rừng núi. Tại Việt Nam, loại quả này xuất hiện nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng núi Thanh Hóa,...
Tại Việt Nam, loại quả này xuất hiện nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng núi Thanh Hóa,...
Xưa me rừng chín rụng đầy không ai ăn, chỉ cố một số người dân đi rừng khát nước vặt ăn chơi hoặc đem về nấu canh, kho cá, ngâm rượu. Gần đây, chúng được rao bán khắp nơi trên các chợ mạng từ quả tươi đến ô mai me rừng và bột me rừng. Cụ thể, quả me rừng tươi được bán với giá hơn 300.000 đồng/kg, ô mai me rừng giá 110.000 đồng/kg, đắt nhất là bột me rừng có giá 500.000 đồng/kg hoặc 159.000 đồng/túi 200gram.
“Người dân quê mình gọi me rừng là loại quả “khổ trước sướng sau”. Bởi lúc đầu họ ăn sẽ thấy vừa chua vừa chát và còn đăng đắng. Sau đó, họ sẽ thấy ngọt dần ở đầu lưỡi và cuống họng, cảm giác rất lạ”, chị Vũ Thi (34 tuổi, Đắk Lắk) nói.
Theo chị Vũ Thi, không chỉ là thức quả ăn chơi, me rừng còn có công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe của con người. Vì thế, người dân thành phố đã lùng mua rất nhiều.
Me rừng dầm muối ớt.
“Theo Đông y, quả me rừng có tác dụng tiêu viêm, sinh tân chỉ khát, hạ nhiệt, nhuận phế, hóa đờm; lợi tiểu... Còn theo y học hiện đại, loại quả này có thể: tăng cường chức năng tiêu hóa: Chất xơ trong quả có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón. Ngoài ra me rừng còn làm giảm các triệu chứng ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi,...; tăng khả năng hấp thu calci của cơ thể: Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, thảo dược có tác dụng tăng khả năng hấp thu của calci với cơ thể; tác dụng đối với hệ tim mạch: Thành phần Cr trong Me rừng có tác dụng hạn chế tích tụ cholesterol trong thành mạch. Từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp cao và đột quỵ; hỗ trợ điều trị tiểu đường: Ngoài ra, Cr trong dược liệu còn tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và lipid. Không chỉ vậy Cr còn tăng liên kết giữa các cơ quan thụ cảm với insulin từ đó điều tiết nồng độ insulin trong máu và giữ đường huyết ở mức ổn định”.