Loại rau xưa ít ai biết đến, giờ thành đặc sản xuống phố, không có hàng để bán, 140.000 đồng/kg

K.T - Ngày 07/06/2022 19:00 PM (GMT+7)

Từ lá bép, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng, thông dụng nhất vẫn là dùng phần ngọn và lá non nấu với thực phẩm khác như cá tươi, cá khô, tôm,...

Đắk Lắk nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch và đặc sản hấp dẫn khách trong và ngoài nước! Ngoài ra vùng đất cao nguyên này còn có những loại rau rừng với tên gọi dân dã như lá bép, cà đắng, măng le, rau dớn… Tất cả mang hương vị núi rừng, ngon ngọt và đọng lại sâu nơi cuống họng những ai đã một lần thưởng thức. Song ấn tượng nhất có lẽ chính là lá bép – loại rau rừng quen thuộc đối với người đồng bào, khi nấu chín có mùi vị đặc trưng, ngọt thanh.

Chị Hơ Ren (29 tuổi, Buôn Ma Thuột) cho biết: “Lá bép phát triển trong môi trường tự nhiên, hoang dã, không phải bón phân, xịt thuốc trừ sâu… Nó cho lá ăn quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa.

Lá bép phát triển trong môi trường tự nhiên, hoang dã, không phải bón phân, xịt thuốc trừ sâu…

Lá bép phát triển trong môi trường tự nhiên, hoang dã, không phải bón phân, xịt thuốc trừ sâu…

Từ lá bép, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng, thông dụng nhất vẫn là dùng phần ngọn và lá non nấu với thực phẩm khác như cá tươi, cá khô, tôm, cua, thịt gà”.

Cũng theo chị Hơ Ren, lá bép là nguyên liệu không thể thiếu trong món canh thụt truyền thống của người M’nông. Hiện nhiều nhà hàng, quán ăn đã chế biến lá bép thành nhiều món ngon khi kết hợp với các thực phẩm ăn sẵn như cá hộp, thịt hộp…mang đến hương vị mới lạ và độc đáo.

“Trước đây, lá bép ít người biết đến lắm, chỉ có người đồng bào chúng tôi mới biết. Hễ cứ mùa mưa tới, các mẹ các chị trong buôn lại kéo nhau vào rừng hay đi ven suối để kiếm rau rừng, trong đó có lá bép.

Từ lá bép, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng như nấu canh.

Từ lá bép, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng như nấu canh.

Rau rừng hái về nhiều ăn không hết, chúng tôi đem ra phố bán. Nhờ đó chúng dần dần được nhiều người ở thành phố biết đến và ưa chuộng. Song giờ rừng xa rẫy vắng, muốn ăn rau rừng không còn dễ như trước. Do đó chúng bỗng trở thành đặc sản hiếm…”, người phụ nữ 29 tuổi nói.

Chị Khánh Trinh (34 tuổi) – chủ cửa hàng rau quả sạch nằm trên đường Trương Định (quận 1, TP.HCM) cho biết: “Lá bép được coi là rau đặc sản nổi tiếng tại các tỉnh Tây Nguyên. Nếu trước kia nó có nhiều thì giờ khan hiếm lắm! Thi thoảng tôi may mắn mới gom được loại rau này về bán”.

Khách hàng hỏi mua lá bép của cửa hàng chị Khánh Trinh chủ yếu là người gốc Tây Nguyên hoặc những người đã từng thưởng thức món ăn được chế biến từ chúng. Họ thường đặt mua trước hoặc dặn chị khi nào có hàng thì gọi điện thông báo.

Lá bép được rao bán trên các trang thương mại điện tử.

Lá bép được rao bán trên các trang thương mại điện tử.

“Tôi có người quen ở Tây Nguyên vì thế mua được lá bép với giá rẻ. Do đó cửa hàng tôi bán với giá chừng 140.000 đồng/kg/túi to. Chị em nội trợ mua về có thể nấu canh hoặc nấu thành các món ngon khác. Thực sự lá bép được ưa chuộng bởi hương vị lạ, thanh mát, dễ ăn”, chị Khánh Trinh nói.

Hiện tại, lá bép được rao bán trên các trang thương mại điện tử với giá 150.000 đồng/kg tươi. Chị em nội trợ muốn thiết đãi cả gia đình món ăn từ loại rau rừng này chỉ cần đặt và chờ đợi hàng về.

Loại quả xưa chín rụng đầy không ai nhặt, giờ được chị em nội trợ ưa chuộng đến lạ, 50.000 đồng/kg
Qủa bồ hòn sau khi thu hái về, người dân quê chị Giang có thể để nguyên cả hạt rồi phơi khô dùng hoặc có thể tách bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt rồi xâu...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương