Đặc sản xưa có đầy không ai dám ăn, giờ được dân thành phố ưa chuộng nhưng không có để mua, vừa ngon vừa bổ

K.T - Ngày 05/06/2022 19:02 PM (GMT+7)

Chị Chu Dung (31 tuổi, Hà Nam) cho biết: “Xưa quê mình có nhiều rau bớp dại lắm song ít người biết chúng có thể ăn được lắm. Mãi sau này người ta mới biết chúng có thể sử dụng tất cả các bộ phận bao gồm rễ, thân, lá, quả".

Rau bớp tím (hay còn gọi là rau bôm bốp, thù lù cạnh, cây lồng đèn) thuộc họ cà, có tên khoa học là Physalis angulata L. Trong tự nhiên, cây rau bớp sinh trưởng rất mạnh mẽ, mọc hoang dại. Chiều cao trung bình của chúng thường vào khoảng 75 cm. Cây mọc với nhiều cành và thường mọc rủ xuống và rất xum xuê.

Cây rau bớp tím có rất nhiều đặc điểm đặc trưng: lá cây thường có hình bầu dục, xanh non, các tán lá mọc so le, nối liền với thân bằng cuống lá. Khi ra hoa, rau bớp tím có màu trắng, nhụy vàng và hình 5 cánh.

Trong tự nhiên, cây rau bớp sinh trưởng rất mạnh mẽ, mọc hoang dại.

Trong tự nhiên, cây rau bớp sinh trưởng rất mạnh mẽ, mọc hoang dại.

Nổi bật nhất của cây rau bớp tím đó chính là quả. Nhiều người vẫn thường quen gọi cây này là cây lồng đèn bởi khi kết quả, những chùm quả căng mọng sẽ được bọc trong một cái túi bảo vệ. Quả rau bớp tím mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Đặc biệt, khi tách lớp bao, bóp quả sẽ thấy có rất nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận.

Rau bớp tím rất phổ biến tại nước ta nhờ vào khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp. Chúng mọc hoang tại ven đường, bờ ruộng, trong vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy loại cây này tại bịa rừng có độ cao dưới 1.500m.

Chị Chu Dung (31 tuổi, Hà Nam) cho biết: “Xưa quê mình có nhiều rau bớp dại lắm song ít người biết chúng có thể ăn được lắm. Mãi sau này người ta mới biết chúng có thể sử dụng tất cả các bộ phận bao gồm rễ, thân, lá, quả. Có thể thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm và sử dụng ngay hoặc phơi khô.

Tôi còn nhớ hồi nhỏ, mẹ thường hái rau bớp tím về luộc cho chị em chúng tôi ăn. Nó ngọt thanh và mát vô cùng. Sau này lớn lên tôi rất nhớ hương vị đó nhưng giờ kiếm được một mớ rau bớp tím không phải dễ. Có lẽ chúng chỉ còn trong ký ức tuổi thơ của tôi”.

Cũng theo chị Chu Dung, rau bớp tím mọc hoang dại, xum xuê lại rất mạnh mẽ nên không cần thuốc trừ sâu  hoặc hóa chất. Vì thế chị em nội trợ có thể chế biến chúng thành món luộc, nấu canh hoặc xào với mỡ lợn. Tất cả đều mang hương vị ngọt thành, mát lành, thích hợp với mùa hè oi ả như hiện tại.

Canh rau bớp tím nấu tôm. 

Canh rau bớp tím nấu tôm.

“Vài năm gần đây, dân thành phố có sở thích “săn lùng” các loại rau dại miền quê về thưởng thức, trong đó có rau bớp tím. Song loại rau này khá hiếm ở nông thôn nên để mua chúng không phải dễ dàng. Họ phải nhờ người thân hoặc quen ở các làng quê Bắc Bộ đi tìm giúp mới có thể gom được vài cân về ăn”, người phụ nữ Hà Nam nói.

Các nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng, trong rau bớp tím có rất nhiều các chất dinh dưỡng quý giá và cân thiết có thể kể đến như sau: Physalin A-D, F, các alkaloid, chất béo, Protein, đường, Cacbohydrat, Vitamin C, chất xơ, lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,…

Ngoài ra sách Đông y có ghi chép rất rõ ràng về những công dụng của cây bớp tím trong chữa bệnh. Theo đó, loại cây này có thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, chỉ khái, lợi thấp. Chính vì vậy trong nhiều bài thuốc loại cây này có thể sử dụng để làm thuốc lợi tiểu và chủ trị các chứng bệnh phổ biến, thông thường như: cảm sốt, tiểu đường, viêm họng, ho khan, ho có đờm.

Các nghiên cứu từ viện Dược liệu Mỹ cho thấy hoạt chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G có trong rau bớp tím có tác dụng vô cùng tuyệt vời nhằm chống lại và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư ở một số dòng ung thư phổ biến như: gan, phổi, cổ tử cung hay vòm họng. Đây cũng là hoạt chất quan trọng giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể tối đa.

Đặc sản độc nhất vô nhị tại Quảng Trị, nhìn thì ghê nhưng ăn mới thấy tuyệt, càng ăn càng mê
"Thực sự, về độ ngon của gỏi tép nhảy không thể mô tả bằng lời, du khách phải đến tận nơi thưởng thức mới thực sự cảm nhận hết cái ngon cái độc lạ",...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương