Qủa bồ hòn sau khi thu hái về, người dân quê chị Giang có thể để nguyên cả hạt rồi phơi khô dùng hoặc có thể tách bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt rồi xâu thịt vào một que tre.
Bồ hòn là cây thân gỗ, to, chiều cao trung bình từ 5 – 10m. Cây cao nhất có thể đạt tới 20 – 30m. Chúng là loài thực vật kén đất, chịu được hạn, không chịu được úng, thường được trồng ở ven đường.
Bồ hòn thường rụng lá vào mùa khô, lá mọc so le, dạng kép lông chim. Mỗi lá gồm có khoảng 4 – 6 đôi lá chét mọc đối xứng. Phiến lá có gân nổi rõ ở cả hai mặt, mép nguyên, đầu nhọn và gốc hơi lệch.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm hoặc chùy gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt. Đài 5 răng có ít lông. Tràng 5 cánh hình trứng có vảy ngắn ở gốc, có lông. Nhị 8, cong, dài hơn tràng. Bầu hình trứng nhẵn, có 3 ô.
Quả thuộc loại quả hạch, hình cầu, vỏ ngoài dày, có màu vàng nâu khi chín, sần sùi. Bên trong có chứa một hạt màu đen, bóng, hình cầu. Thịt quả khá dày, khi chín mềm lại khiến cho cả vỏ và thịt quả đều bị tóp lại, nhăn nheo, vị đắng.
Quả thuộc loại quả hạch, hình cầu, vỏ ngoài dày, có màu vàng nâu khi chín, sần sùi.
Cây bồ hòn phân bố rải rác ở những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Tại Việt Nam, loài thực vật này mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ,…
Bộ phận dùng chủ yếu của bồ hòn là phần rễ và quả của nó. Thường thì phần quả sẽ được sử dụng nhiều hơn và được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống mà còn cả trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
Chị Giang Nguyễn (29 tuổi, Bắc Giang) cho biết: “Xưa quê tôi trồng nhiều bồ hòn lắm, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng. Do đó có đợt quả bồ hòn chín rụng đầy vườn mà chẳng có ai nhặt hay hái về để sử dụng. Sau này giới trẻ rộ phong trào sử dụng các loại nước rửa thiên nhiên thì bồ hòn bỗng dưng được ưa chuộng đến lạ”.
Quả bồ hiền được sử dụng nhiều và ứng dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống mà còn cả trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
Qủa bồ hòn sau khi thu hái về, người dân quê chị Giang có thể để nguyên cả hạt rồi phơi khô dùng hoặc có thể tách bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt rồi xâu thịt vào một que tre. Sau đó họ đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần. Ngoài ra, phần hạt của quả sau khi phơi khô cũng được ứng dụng nhiều trong làm thuốc.
“Saponin trong thịt quả bồ hòn có đặc tính tạo bọt, kháng khuẩn, không độc hại và thân thiện với môi trường. Vì vậy, nước bồ hòn đã được sử dụn để giặt giũ, tắm gội, dùng như chất tẩy trắng, đánh bóng đồ trang sức hoặc dùng để chống sâu bọ, côn trùng... Đặc biệt, nó có hiệu quả rất tốt trong trường hợp giặt đồ len, lụa vì các đồ này thường không chịu được độ kiềm của xà phòng”, người phụ nữ Bắc Giang nói.
Có nhiều cách để làm nước bồ hòn nhưng đơn giản nhất là ngâm thịt quả bồ hòn khô, khoảng 10 quả cho 1 lít nước, sau đó đun sôi và ninh nhỏ lửa, tiếp đến để qua đêm rồi lọc lấy nước bồ hòn sử dụng. Bên cạnh đó, người ta còn có thể nghiền bồ hòn thành bột hoặc ủ enzyme để tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
Hiện quả bồ hòn được rao bán rất nhiều trên các trang thương mại điện tử với giá phải chằng từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Có nhiều cách để làm nước bồ hòn nhưng đơn giản nhất là ngâm thịt quả bồ hòn khô.
Theo y học dân gian, người dân thường dùng vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong rồi làm thành viên hoàn để hỗ trợ điều trị viêm phổi. Ngoài ra, quả bồ hòn còn có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu. Người ta thường lấy vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão rồi bôi lên các vết côn trùng đốt, trị ghẻ, lở, nấm da. Gội đầu bằng nước bồ hòn cũng giúp giảm gàu và nấm tóc.