Hiện tập tàng không chỉ xuất hiện ở nông thôn mà còn là đặc sản của người dân thành phố với hai cách chế biến quen thuộc là luộc và nấu canh.
Tập tàng là tên gọi chung của tập hợp nhiều loại rau như: rau má, rau dền gai, rau sam, mồng tơi, rau lang… có thể tìm thấy ở vườn nhà hoặc bất kỳ bờ bụi nào. Ngày trước, thứ rau này được nấu cùng với cua đồng, tạo nên món canh có hương vị tuyệt vời. Thậm chí đây còn được coi là món ăn dân dã, phổ biến thời bao cấp.
Tập tàng là tên gọi chung của tập hợp nhiều loại rau như: rau má, rau dền gai, rau sam, mồng tơi, rau lang…
Hiện tập tàng không chỉ xuất hiện ở nông thôn mà còn là đặc sản của người dân thành phố với hai cách chế biến quen thuộc là luộc và nấu canh.
Rau tập tàng luộc phải có nước chấm ớt tỏi giã nhuyễn hoặc mắm “lèo” mới đúng điệu. Thành phần tạo nên mắm “lèo” gồm có mắm tôm, tóp mỡ, hành phi, đậu phộng, mè… Hương vị của mỗi loại rau sẽ hòa quyện ngay trong miếng đầu tiên, khiến người thưởng thức phải ấn tượng và nhớ mãi.
Còn rau tập tàng nấu không hề đơn giản. Do tập tàng là tập hợp nhiều loại rau khác nhau nên đầu bếp phải biết loại nào là chín nhanh, loại nào lâu chín để cho vào nồi hợp thời điểm. Theo đó, các loại rau cần rửa sạch và để ráo nước; tôm rửa sạch, bóc vỏ, ướp với gia vị. Xong xuôi, người chế biến sẽ phi thơm hành rồi cho tôm đã ướp thấm vào xào qua, thêm một ít nước cốt mắm ruốc.
Cuối cùng, họ đổ nước lạnh tùy theo lượng rau, đun sôi đều với lửa vừa phải để tránh nước sôi ở độ cao quá sẽ làm nước đục. Nước sôi, cho lần lượt các loại rau vào tùy theo độ mềm của rau: rau lang, rau má, mồng tơi, mã đề... trộn nhẹ để tất cả loại rau đều vừa chín tới. Món ăn này có thể ăn nóng hay nguội với cơm, thịt kho... rất đưa cơm và bổ dưỡng.
Rau tập tàng chứa rất nhiều vitamin như A, C, E, canxi, chất xơ… giúp cho cơ thể bài trừ được lượng mỡ thừa, hạn chế khả năng tích tụ mỡ, cân bằng trọng lượng cho cơ thể. Vì thế ăn rau tập sẽ bổ sung nhóm thức ăn thứ tư trong 4 ô vuông thức ăn là chất bột đường, chất béo, chất đạm, muối khoáng, xơ và vitamin.