Món ăn thời bao cấp giờ trở thành đặc sản được dân thành phố ưa chuộng, tìm mua rất khó

K.T - Ngày 22/10/2021 19:00 PM (GMT+7)

Xưa, khi nền nông nghiệp nước nhà chưa phát triển, củ dong cùng ngô, khoai, sắn chính là 4 loại thực phẩm chính dùng thay thế cho lúa gạo.

Củ dong (hay còn gọi là mì tinh, dong riềng, khoai riềng, khoai đao, khương vụ…) là loại cây thân thảo sinh trưởng dẻo dai, rễ trụ, nạc. Lá dưới thu hẹp thành bẹ, lá trên có cuống dài hình xoan ngọn giáo, tròn. Gốc không cân, nhọn ở đầu, lông mềm ở cả hai mặt. Thân rễ dạng chùy dài 8 – 15 cm, rộng 2 – 3cm, phía ngoài phủ vẩy vàng vàng lợp lên nhau. Khi rễ đủ to sẽ phát triển thành củ màu trắng vị ngọt bao bọc bởi hai hàng vảy, dùng ăn tươi, ăn khô hoặc chế bột đều được.

Củ dong sinh trưởng tốt ở những quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, củ dong được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi phía Bắc như Bắc Cạn, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình… và thường thu hoạch vào các tháng cuối năm.

Ở nước ta, củ dong được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi phía Bắc như Bắc Cạn, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình…

Ở nước ta, củ dong được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi phía Bắc như Bắc Cạn, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình…

Xưa, khi nền nông nghiệp nước nhà chưa phát triển, củ dong cùng ngô, khoai, sắn chính là 4 loại thực phẩm chính dùng thay thế cho lúa gạo. Cho đến nay, nhiều người vẫn yêu thích ăn củ dong vì hương vị ngọt bùi của nó. Song không phải lúc nào người ta cũng có thể thưởng thức được... đặc sản này, nhất là dân thành phố.

Chị Minh Châu (38 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Mình quê gốc Tuyên Quang – nơi trồng rất nhiều củ dong. Mình nhớ hồi nhỏ xíu, đây chính là thức ăn cứu đói của các gia đình trong làng. Nhà nào cũng trồng vài ba ruộng dong lấy củ ăn thay cơm. Sau này, xã hội phát triển, người ta không còn trồng dong nhiều nữa, chỉ một số nhà trồng bán hoặc sản xuất bột dong khô. Vì thế để kiếm được ít củ dong về luộc giữa thành phố này vô cùng khó khăn. Mình muốn thưởng thức, phải nhờ họ hàng trên quê tìm mua rồi gửi về Hà Nội”.

Từ củ dong, người dân có thể ăn theo nhiều cách khác nhau:

- Đối với dong củ tươi: Có thể luộc hoặc chiên giòn theo ý thích.

• Nếu luộc dong củ: rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài, luộc khoảng 30 phút là có thể dùng được.

• Nếu chiên giòn: rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài. Sau đó, đập dập từng củ rồi ướp với gia vị trong vòng 1 tiếng. Cuối cùng chiên vàng giòn để thưởng thức.

Món ăn thời bao cấp giờ trở thành đặc sản được dân thành phố ưa chuộng, tìm mua rất khó - 2

- Đối với bột dong: Trộn nó vào nước trái cây hoặc đồ uống khác và uống trực tiếp.

Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn được biết đến bởi nhiều lợi ích như:

- Giảm cân Củ dong chứa nhiều kháng tinh bột hoạt động như một chất xơ hòa tan trong ruột giúp bạn có cảm giác no lâu hơn khi ăn, hạn chế thức ăn tiêu thụ trong ngày, từ đó hỗ trợ giảm cân.

- Điều hòa kinh nguyệt: Đông y thường hầm gà với củ dong và hoa đỗ quyên để điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ khoa đồng thời khắc phục tình trạng rong kinh kéo dài.

- Cải thiện hệ tiêu hóa: chất xơ trong củ dong giúp hệ tiêu hóa cải thiện, hoạt động hiệu quả hơn. Những dưỡng chất khác trong củ dong còn giúp cơ thể định hình khối phân và bù nước, điều trị tiêu chảy.

-  Tăng cường hệ miễn dịch: ăn củ dong với liều lượng hợp lý sẽ làm tăng nồng độ kháng thể globulin trong máu, từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tránh nhiều bệnh lý.

- Kiểm soát huyết áp, tim mạch: củ dong chứa axit folic và kali có tác dụng giảm nồng độ homocysteine trong máu, từ đó cân bằng huyết áp, kiểm soát các bệnh lý tim mạch và cả bệnh mạch máu ngoại biên. 

Đặc sản nổi tiếng Hậu Giang, ai may mắn mới có cơ hội thưởng thức bởi hiếm vô cùng
Từ cá ngát, người dân Hậu Giang có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương