Đặc sản có tên vô cùng lạ, dịp Tết Nguyên đán được "săn lùng" vì hương vị đặc biệt, nổi tiếng khắp nơi

Phú Nguyễn - Ngày 20/01/2025 01:01 AM (GMT+7)

Nhìn như bó rơm khô cuộn vào nhưng đặc sản này thơm ngon đặc biệt, nổi tiếng khắp nơi.

Đến Bình Định, ngoài bánh hỏi Diêu Trì, nem chợ Huyện, bánh ít lá gai, gié bò Tây Sơn,... du khách còn có cơ hội được thưởng thức một đặc sản vô cùng độc đáo, đó là tré.

Theo tìm hiểu, tré được làm từ thịt đầu heo, tai heo hoặc thịt ba chỉ cùng với thịt bò theo tỉ lệ nhất định. Sau khi được chế biến, chúng được gói lần lượng trong lá ổi hoặc lá đinh lăng và lá dong. Cuối cùng được bọc bên ngoài lớp rơm, thậm chí một số người còn dùng nilong quấn lại trước bọc rơm. Sau đó, đặt chúng ở nơi khô ráo, tầm khoảng 3 - 4 ngày là có thể dùng được.

Tré được bó trong bó rơm khô, khiến ai nhìn thấy cũng vô cùng tò mò

Tré được bó trong bó rơm khô, khiến ai nhìn thấy cũng vô cùng tò mò

Đây là đặc sản của các tỉnh miền Trung, nhưng Bình Định phổ biến hơn cả. Tuỳ vào khẩu vị và thói quen của người làm mà cách làm cũng rất khác nhau. Nhưng nguyên liệu chính đều gồm thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc vai, bì heo cùng nguyên phụ liệu là riềng, hạt mè đã rang chín. 

Ngay cả những người già ở đây cũng không biết nguồn gốc của tré và chúng xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng ở các khu vực miền Trung, tré trở thành một trong những món ăn gia truyền và luôn xuất hiện trên các mâm cỗ của bất kì nhà nào, đặc biệt là mỗi khi dịp xuân về.

Anh Phương (chủ cửa hàng đặc sản ở Bình Định) cho biết vào dịp lễ Tết, anh phải thuê thêm 3 người mới làm kịp hàng để trả khách. "Tré làm xong phải chờ 2-3 ngày ủ lên men mới ăn được nên khách thường đặt trước mới có hàng. Món này nhiều người thích để làm món ăn vặt hoặc mồi nhậu trong dịp Tết Nguyên đán. Sau Tết, nhu cầu khách mua tré cũng tăng cao vì đây là món ngon giải ngấy hiệu quả", anh Phương nói. 

Tré được làm từ các nguyên liệu chính gồm thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc vai, bì heo cùng nguyên phụ liệu là riềng, hạt mè đã rang chín.

Tré được làm từ các nguyên liệu chính gồm thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc vai, bì heo cùng nguyên phụ liệu là riềng, hạt mè đã rang chín. 

Để tạo nên hương thơm cho tré, củ riềng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Loại riềng lựa chọn phải không quá non hay quá già, được đặt mua từ các vùng nông thôn lân cận. Riềng sau khi đã rửa sạch, gọt sạch đất, cát được xay thành sợi mỏng.

Khâu gói tré cũng được coi là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo của người làm. Tré được gói trong lá ổi, bọc thêm lớp nilon hoặc lá chuối. Sau đó lấy nắm rơm, cột chặt một đầu, đầu còn lại để rơm xòe ra rồi đặt gói tré vào giữa. Tré được phủ kín bởi rơm, sau đó cuộn chặt bằng dây, thoạt nhìn vẻ ngoài giống như cán chổi. 

"Nhiều du khách đến đây, ban đầu họ tìm mua vì tò mò muốn biết bên trong bó rơm là gì và ăn có hương vị như thế nào. Rồi khi đã thử, ai cũng mê mẩn món đặc sản này, tuy dân dã nhưng lại rất ngon và lạ miệng. Vì thế, ai đến đây cũng đặt mua về làm quà cho người thân, bạn bè", anh Phương nói thêm. 

Ai đến Bình Định cũng tìm mua tré về làm quà

Ai đến Bình Định cũng tìm mua tré về làm quà

Được biết, để làm tăng hương vị của món ăn, người dân địa phương còn cuốn tré với bánh đa và các loại rau sống như chuối xanh, dưa chuột, dứa, rau rừng... Khi ăn sẽ cảm nhận được đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, và vị chát nhẹ của lá ổi...

Giữa lòng Phú Yên có khu chợ bán đủ đặc sản miền Trung, được mệnh danh là chợ rẻ nhất Việt Nam
Ẩn mình giữa vùng đất yên bình của Phú Yên, chợ Giai Sơn không chỉ là nơi giao thương của người dân địa phương mà còn là điểm đến thú vị dành cho...

Địa điểm du lịch

Theo Phú Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]19/01/2025 23:51 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương