Nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả nhưng cũng có rủi ro, chị em cần lưu ý 3 điều này khi chọn tai nghe chạy bộ

Thùy Dương - Ngày 26/08/2023 15:54 PM (GMT+7)

Để việc tập luyện được tiếp năng lượng từ những bài nhạc yêu thích nhưng vẫn đảm bảo an toàn, giảm rủi ro, chị em nên có một cặp tai nghe phù hợp.

Nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả nhưng cũng có rủi ro, chị em cần lưu ý 3 điều này khi chọn tai nghe chạy bộ - 1

Âm nhạc có lẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Không chỉ là "liều thuốc" xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng, âm nhạc còn có mặt trong những buổi chạy bộ của nhiều chị em. Những giai điệu sôi động, đầy năng lượng là chất xúc tác tuyệt vời, giúp chị em có thêm động lực cho từng bước chạy. Từ đó thói quen sử dụng tai nghe đồng hành cùng các buổi luyện tập trở nên vô cùng phổ biến. 

Nhưng bạn có biết, việc đeo tai nghe không đúng cách khi chạy bộ cũng ẩn chứa nhiều tác động tiêu cực hay không? Đâu là lựa chọn sản phẩm tai nghe phù hợp? Cùng tham khảo một số thông tin dưới đây! 

Lợi ích của việc nghe nhạc khi chạy bộ

Thói quen vừa chạy bộ vừa nghe nhạc sẽ giúp bạn tận hưởng những giai điệu du dương trong khi tập luyện.

Nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả nhưng cũng có rủi ro, chị em cần lưu ý 3 điều này khi chọn tai nghe chạy bộ - 2

Tiếp sức năng lượng khi chạy

Khi chạy bộ, đặc biệt là vào cuối ngày, có thể khiến chị em cảm thấy thiếu năng lượng. Danh sách bài hát yêu thích có lẽ sẽ là một nguồn động lực và cung cấp năng lượng cho chị em.

Costas Karageorghis, một chuyên gia thể thao nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc đối với các vận động viên, tin rằng những giai điệu hấp dẫn của sẽ giúp các vận động viên có tâm trạng thoải mái và dù mệt mỏi trong quá trình tập luyện, họ vẫn có nhiều năng lượng để tiếp tục.

Tạp chí Strength and Conditioning Research cũng đồng ý. Ý kiến ​​này cho rằng nghe nhạc trước khi chạy sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn. Quyết định loại nhạc để chọn cũng rất quan trọng. Nên chọn một bài hát chậm rãi để bắt đầu và âm điệu mạnh mẽ hơn khi tăng tốc.

Một bài hát chậm rãi để bắt đầu và âm điệu mạnh mẽ hơn khi tăng tốc là lựa chọn lý tưởng cho một danh sách phát khi chạy.

Một bài hát chậm rãi để bắt đầu và âm điệu mạnh mẽ hơn khi tăng tốc là lựa chọn lý tưởng cho một danh sách phát khi chạy.

Duy trì cường độ luyện tập

Theo một nghiên cứu của PLOS One, nhiều vận động viên thường thể hiện tốt hơn khi họ nghe nhạc phù hợp với cường độ của bài tập.

Các chuyên gia khuyên rằng trong quá trình tập luyện cường độ cao, bạn nên nghe nhạc tiết tấu nhanh với tốc độ 120 nhịp/ phút. Ngược lại, nhạc dưới 120 nhịp/ phút là đủ nếu bài tập nhẹ. Việc này giúp bạn tự động điều chỉnh nhịp độ chạy phù hợp để không bị mất sức trong quá trình tập luyện.

Tăng sức bền cơ thể

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Keele University, việc nghe những bài hát yêu thích trong khi tập thể dục có thể làm giảm mệt mỏi. Việc này còn giúp ngăn chặn các yếu tố tiêu cực từ bên trong, bao gồm cả sự mệt mỏi. Khi sự mệt mỏi giảm đi, các bước chạy trở nên hăng hái hơn.

Nếu bạn muốn tập nặng để có thêm động lực thì hãy chọn bản nhạc yêu thích để tập luyện tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới đây, các bài tập chạy cường độ cao vẫn giúp bạn tràn đầy năng lượng sau khi nghe các bài hát yêu thích. 

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong khi âm nhạc giúp việc chạy bộ dễ dàng hơn.

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong khi âm nhạc giúp việc chạy bộ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, việc đeo tai nghe khi chạy bộ cũng tiềm ẩn một số nguy cơ. Dưới đây là một số tác hại dễ nhận thấy khi vừa chạy bộ vừa nghe nhạc mà chị em cần cân nhắc.  

Dễ gây mất tập trung vào môi trường xung quanh

Việc đeo tai nghe có thể khiến bạn không cảm nhận được những sự việc xảy ra xung quanh. Đặc biệt là khi đang chạy bộ ở đường xe chạy, tai nghe sẽ khiến bạn không nghe thấy được tiếng còi xe và nguy cơ gặp phải tai nạn trên đường.

Nếu bạn nghe nhạc trong thời gian dài, bạn sẽ không thể nghe được tiếng xe đang đến gần hay có ai đó khác cảnh báo cho bạn là nguy hiểm đang đến. Trong trường hợp phải tập chạy ở những nơi xe cộ đông đúc thì tốt nhất là bạn tuyệt đối không nên sử dụng tai nghe nhạc.

Thói quen vừa chạy bộ vừa nghe nhạc ở những khu vực đường đông đúc có thể khiến bạn bỏ quên những yếu tố xung quanh và làm bản thân gặp phải nguy hiểm.

Thói quen vừa chạy bộ vừa nghe nhạc ở những khu vực đường đông đúc có thể khiến bạn bỏ quên những yếu tố xung quanh và làm bản thân gặp phải nguy hiểm.

Khiến bạn bị phụ thuộc

Như đã nói ở trên, âm nhạc có thể giúp điều chỉnh nhịp độ tập luyện nhưng không phải lúc nào bạn cũng mang theo tai nghe bên người. Do đó, bạn không thể phụ thuộc vào âm nhạc để điều chỉnh cường độ tập luyện của mình được.

Khi đã bị phụ thuộc vào âm nhạc mà vì hoàn cảnh nào đó không thể duy trì sự tập luyện cùng với âm nhạc, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy uể oải. Cơ thể bạn đã hình thành sự cảm nhận âm nhạc và tập luyện đi cùng nhau, nên khi thiếu đi âm nhạc, bạn có thể sẽ thấy cảm hứng tập luyện bị suy giảm.

​​Giải pháp là bạn chỉ nên nghe nhạc xen kẽ trong các lần tập chứ không nên nghe thường xuyên.

​​Giải pháp là bạn chỉ nên nghe nhạc xen kẽ trong các lần tập chứ không nên nghe thường xuyên.

Lưu ý khi chọn tai nghe chạy bộ

Để việc tập luyện được tiếp năng lượng từ những bài nhạc yêu thích nhưng vẫn đảm bảo an toàn, giảm rủi ro, chị em nên có một cặp tai nghe phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí để chị em lưu ý khi chọn cho bản thân một cặp tai nghe để chạy bộ.

Nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả nhưng cũng có rủi ro, chị em cần lưu ý 3 điều này khi chọn tai nghe chạy bộ - 7

1. Chất lượng âm thanh

Mục đích đầu tiên của việc đeo tai nghe khi chạy bộ chính là để thưởng thức những giai điệu âm nhạc. Vì vậy, nhiều người đặt chất lượng âm thanh lên hàng đầu. 

Dù là dòng tai nghe nhét tai hay chụp tai đều cần có âm thanh tốt, chân thực và rõ ràng, sắc nét để người sử dụng có thể thưởng thức trọn vẹn những bài nhạc hay mà không ảnh hưởng tới hoạt động thể dục thể thao, chạy bộ. 

Và điều quan trọng tai nghe chạy bộ là cần được trang bị tính năng chống ồn khả năng lọc âm thanh tốt để tránh hiện tượng lẫn lộn tạp âm từ bên ngoài gây cảm giác khó chịu. 

Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng âm thanh, chị em cũng cần lưu ý đến tính năng xuyên âm của tai nghe chạy bộ. Hãy nhớ rằng mục đích mua tai nghe của mình là dành cho việc chạy bộ. Vì vậy, ngoài chất lượng âm thanh ra, bạn cần phải quan tâm đến khả năng nghe và cảm nhận âm thanh xung quanh để tránh được các mối nguy hiểm khi chạy bộ.

Tuỳ vào chất lượng âm thanh và khả năng xuyên âm, những dòng tai nghe sẽ có mức giá dao động khác nhau.

Tuỳ vào chất lượng âm thanh và khả năng xuyên âm, những dòng tai nghe sẽ có mức giá dao động khác nhau. 

2. Kiểu dáng phù hợp

Hầu hết khi tập luyện thể thao hay chạy bộ, chúng ta cần phải di chuyển liên tục và thay đổi nhiều tư thế nên một thiết bị nghe nhạc có kiểu dáng nhỏ gọn sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn. Một số loại tai nghe Bluetooth trên thị trường hiện nay:

- Tai nghe In-ear không dây: Đây là tai nghe phổ biến nhất hiện nay. Tai nghe có thiết kế nhỏ gọn và không có dây nên tránh gây vướng víu khi sử dụng. Tuy nhiên, do thiết kế khá nhỏ và chỉ có một kích cỡ nên tai nghe In-ear dễ rơi rớt và sẽ khiến tai bị đau khi đeo lâu.

Có lẽ tai nghe in ear là dòng sản phẩm phổ biến nhất trong các loại tai nghe bluetooth vì có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, những dòng này thường không được thiết kế chuyên cho việc tập luyện. Chị em có thể dễ dàng mua những dòng tai nghe này với giá chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng trên thị trường.

Có lẽ tai nghe in ear là dòng sản phẩm phổ biến nhất trong các loại tai nghe bluetooth vì có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, những dòng này thường không được thiết kế chuyên cho việc tập luyện. Chị em có thể dễ dàng mua những dòng tai nghe này với giá chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng trên thị trường.

- Tai nghe In-ear có dây trùm qua gáy: Tai nghe này có thiết kế tương tự như loại ở trên nhưng khác ở chỗ là tai nghe có thêm dây trùm qua gáy. 

Tai nghe In-ear có dây trùm qua gáy giúp tai nghe dễ dàng cố định ở trên tai và đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt hơn.

Tai nghe In-ear có dây trùm qua gáy giúp tai nghe dễ dàng cố định ở trên tai và đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt hơn. 

- Tai nghe Open-ear: Tai nghe có thiết kế dạng mở, ôm sát vành tai khi đeo giúp tai nghe được cố định trên tai. Do không cần nhét vào ống tai nên khi đeo lâu sẽ không gây ra cảm giác khó chịu cho tai.

Nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả nhưng cũng có rủi ro, chị em cần lưu ý 3 điều này khi chọn tai nghe chạy bộ - 11

Trong các loại tai nghe trên, tai nghe với thiết kế Open-ear truyền âm thanh qua xương chính là giải pháp được nhiều người khuyên dùng vì phù hợp với nhu cầu chạy bộ. Với công nghệ truyền tải âm thanh thông qua các rung động đến xương gò má trên sau đó truyền trực tiếp thẳng đến não mà không cần đi qua tai giữa.

Công nghệ này cho phép người dùng đặt phần tai nghe trên gò má mà không cần nhét thẳng vào ống tai, từ đó, cho phép người dùng có thể vừa nghe nhạc, vừa nghe được các tiếng động của môi trường xung quanh.

Nhờ thiết kế Open-ear đặc trưng. Các runner có thể yên tâm chạy bộ nghe nhạc mà vẫn nhận thức được các âm thanh từ xe cộ, đường phố,… và tránh được các nguy hiểm bên ngoài môi trường, bảo vệ bản thân một cách an toàn.

Nhờ thiết kế Open-ear đặc trưng. Các runner có thể yên tâm chạy bộ nghe nhạc mà vẫn nhận thức được các âm thanh từ xe cộ, đường phố,… và tránh được các nguy hiểm bên ngoài môi trường, bảo vệ bản thân một cách an toàn.

3. Độ bền và dung lượng pin

Tai nghe chạy bộ cần được trang bị khả năng chống nước, chống va đập,… Vì vậy khi chọn tai nghe cần chú ý thông tin sản phẩm liên quan đến vấn đề này. Bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng âm thanh và độ bền của những sản phẩm cao cấp.

Bên cạnh đó, để trải nghiệm chạy bộ được tốt hơn, chị em nên chọn tai nghe có dung lượng lớn sẽ hạn chế được tình trạng ngắt quãng gây phiền toái. Trung bình, bạn có thể dành trên dưới 1 giờ đồng hồ, đôi khi thậm chí là 2 - 3 giờ cho những đường chạy dài, vì vậy hãy lựa chọn tai nghe có dung lượng pin lớn sử dụng từ 4h trở lên, đây là một chú ý khá quan trọng mà có thể bạn sẽ bỏ qua khi lựa chọn sản phẩm.

Đều là chạy nhưng chạy bộ, chạy trail, trekking có gì khác? Đâu là loại hình phù hợp cho chị em?
Chắc hẳn nàng đã từng nghe về nhiều thể loại chạy bộ như: running, hiking, trekking, trail,...Vậy nàng có biết các bộ môn này khác nhau như thế nào và đâu là bộ môn hợp với mình nhất không?

Chạy bộ

Theo Thùy Dương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chạy bộ