Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn

Ngày 06/03/2019 15:06 PM (GMT+7)

Hậu cung nhà Nguyễn chưa từng có hoàng hậu cho đến khi Nam Phương xuất hiện. Bảo Đại viết: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".

Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:

1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.

2. Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.

3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.

4. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.

Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc Triều Nguyễn, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình."

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 1

Nam Phương hoàng hậu là thứ nữ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, tức là cháu ngoại của đại phú hào Lê Phát Đạt, tục gọi là ông Huyện Sỹ. Tuy sinh ra ở Gò Công (Tiền Giang), nhưng hai chị em bà được gia đình cho lên Sài Gòn ăn học, sống trong căn biệt thự sang trọng trên đường Nguyễn Du. Nguyễn Hữu Thị Lan lúc nào cũng là một người thiếu nữ đằm thắm, ngoan hiền. 

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 2

Có thể nói cả thời trẻ cô chăm chú chuyện học hành. Năm 12 tuổi thì được gia đình gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux (Paris). Tháng 9/1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 3

Năm Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan vừa 20 tuổi. Theo Lý Nhân Phan Thứ Lang thì những nguồn tin cũng như những tài liệu mà ông nắm được, cho biết Nguyễn Hữu Thị Lan đã chủ động đặt những thỏa thuận, mà chưa từng có trong cung đình.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 4

Theo cụ Phạm Khắc Hoè, cựu Đổng lý Ngự tiền Văn phòng của Bảo Đại, năm 1983 đã viết trong hồi ký Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc, trong đó cũng có đoạn nói về cuộc hôn nhân của Bảo Đại:

“… Trong cuộc kết hôn giữa Bảo Đại với Nguyễn Hữu Thị Lan lý trí nặng hơn tình cảm nhiều. Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ. Về mặt tình cảm nếu có thì cũng chỉ là bề ngoài: hai người đều khoẻ mạnh, yêu thể thao và quen sống lối phương Tây. Còn về tính tình, tâm tư thì hầu như trái ngược nhau. Bảo Đại nông cạn, ngây thơ, nhu nhược, thích ăn chơi hơn là quyền bính. Ông ta có thể phục thiện nhưng rất dễ bị bọn cơ hội lợi dụng. Trái lại, Nam Phương là người kín đáo, trầm tĩnh, sâu sắc, có cá tính, có đầu óc suy nghĩ, thích đọc sách, nghiên cứu hơn là ăn chơi … thích uy quyền và có nhiều tham vọng chính trị”.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 5

Sau này, có người hỏi bà Nam Phương tại sao bà lại lấy một ông vua không có đạo, lại ăn chơi trác táng, rồi sau đó còn năm thê bảy thiếp, không kém gì các vị tiên đế. Bà Nam Phương trả lời là: "Việc này do Chúa định, tôi biết nói làm sao được".

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 6

Bà Nam Phương có với Vua Bảo Đại 5 người con. 2 con trai là Hoàng tử Bảo Long và Bảo Thắng. 2 Hoàng tử đều không lập gia đình và sinh con. 3 công chúa là Phương Liên, Phương Dung và Phương Mai.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 7

Ngày 30 tháng 8 1945, Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu Nam Phương rời khỏi Đại Nội ra sống ngay tại khách sạn Morin, lúc này đây khách sạn duy nhất trong kinh đô Huế để chờ đợi thời cơ sang Pháp, cũng như tránh khỏi cuộc chiến chính trị trong Đại Nội. Ngày 1 tháng 1/1947 Nam Phương hoàng hậu cùng các con sang Pháp.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 8

Ngày 14 tháng 9 năm 1963, sau khi ra nắng bị cảm lại đi tắm bà bị sốt cao, bà thấy đau họng. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng vì bệnh viện ở xa, bác sĩ không tới kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5 giờ chiều.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 9

Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.

Nhan sắc Nam Phương hoàng hậu - bà hậu duy nhất của hơn 100 năm triều Nguyễn - 10

Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo rất đơn giản. Đám tang vỏn vẹn chỉ có các Hoàng tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình.

Lời nguyền trước khi chết của Hòa Thân ứng việc 100 năm sau Thanh triều sụp đổ?
Người dân Trung Quốc nói: "Những gì trong cung có, chắc chắn phủ Hòa Thân cũng có. Nhưng những gì trong phủ Hòa Thân có thì chưa chắc cung vua đã có"...
Mạc Vi (TH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nam Phương Hoàng hậu